Một số bài toán về tăng giảm khối lượng môn Hóa học 12 năm 2021

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1.1. Nguyên tắc

- Nguyên tắc giải nhanh : dựa vào sự chênh lệch khối lượng khi  biến đổi chất này thành chất khác có thể tính nhanh số mol của một chất trong phản ứng

Ví dụ :

Quá trình chuyển muối Cacbonat  thành muối Clorua:

R2(CO­3)x  +   2xHCl   →   2RClx   +    xH2O   +   xCO2­

1mol                               2mol                             x mol           ( muối tăng 11x  gam )

Vậy khi khối lượng muối tăng 11 gam thì có 1mol CO2 sinh ra

                                                 a( gam) → (a/11 mol)  CO2

1.2. Một số lưu ý

* Phản ứng của đơn chất với oxi : 

4Rrắn    +      xO2   →  2R2Ox rắn                    

* Phản ứng phân huỷ:

Arắn      →   Xrắn  +   Yrắn  +  Z ­                     

* Phản ứng của kim loại với axit HCl, H2SO4 loãng

KL  +   Axit  →   muối   +  H2 ­                   

* Phản ứng của kim loại với muối

KL      +    muối  → muối mới     +   KL mới  

1.3. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng:

* Phương pháp đại số : 

+) Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng

+) Lập phương trình biểu diễn độ tăng ( hoặc giảm )

+) Giải tìm ẩn và kết luận

* Phương pháp suy luận tăng giảm:   

Từ độ tăng( giảm) theo đề và tăng (giảm) theo PTHH ta tìm được số mol của các chất

Chú ý :

* Nếu gặp trường hợp một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối ( hoặc ngược lại ) thì phản ứng nào có khoảng cách giữa 2 kim loại xa hơn thì sẽ xảy ra trước. Khi phản ứng này kết thúc thì mới xảy ra các phản ứng khác.

Ví dụ:  Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 thì Fe phản ứng trước, Cu phản ứng sau (vì nếu  còn Fe thì không thể tồn tại muối của Cu)

* Phương pháp tăng giảm khối lượng vẫn có thể áp dụng trong trường hợp bài tập vừa có phản ứng tăng, vừa có phản ứng giảm.

Ví dụ : Cho Fe và Zn tác dụng với Cu(NO3)2  thì độ tăng khối lượng:

Dm = \(\left| {{m_{Fe}} + {m_{Zn}} - {m_{Cu}}} \right|\) (không cần tính riêng theo từng phản ứng)

2. BÀI TẬP ÁP DỤNG

1) Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 500 gam dung dịch AgNO3 4%, Sau một thời gian lấy vật ra kiểm tra lại  thấy lượng AgNO3 trong dung dịch đã giảm đi 85%.

a) Tính khối lượng của vật khi lấy ra?

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

2) Hỗn hợp B gồm 0,306 gam Al ; 2,376 gam Ag ; và 3,726 ga, Pb . Cho hỗn hợp B vào dung dịch Cu(NO3)2 . Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046 gam chất rắn D. Tính % về khối lượng của các chất trong rắn D. ( Đề thi HSG tỉnh Gia Lai )

3) Ống chứa 4,72 gam hỗn hợp FeO, FeO, Fe2O3 được đốt nóng rồi cho dòng H2 đi qua đến dư. Sau phản ứng trong ống còn lại 3,92 gam Fe. Nếu cho 4,72 gam hỗn hợp ban đầu vào dung dịch CuSO4 và lắc kỹ để phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân nặng 4,96gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp.

4) Cho 50 gam dung dịch Na2SO4 vào dung dịch muối chứa 41,6 gam BaCl2, sau khi phản ứng kết thúc lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch thì thu được 32,5 gam muối khan.

a) Tính khối lượng kết tủa thu được.

b) Tính nồng độ % của dd Na2SO4

5) Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2 CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó, sau khi kết thúc phản ứng thì thu được 39,7 g kết tủa A và dung dịch B.

a) Chứng minh rằng hỗn hợp muối clorua đã phản ứng hết.

b) Tính % khối lượng các chất có trong A.

6) Hai thanh kim loại giống nhau ( đều tạo bởi kim loại R hóa trị II) và có cùng khối lượng. Thả thanh thứ nhất vào dd Cu(NO3)2 và thanh thứ hai vào dd Pb(NO3)2, sau một thời gian khi số mol 2 muối phản ứng bằng nhau thì lấy 2 thanh kim loại ra cân thấy thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2%và thanh thứ hai tăng thêm 28,4 %. Tìm tên nguyên tố kim loại.

7) Hoà tan hỗn hợp A ( gồm Al và Al4C3 ) vào nước dư, thu được m gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH đến dư vào thấy khối lượng kết tủa bị hòa tan bớt 31,2g. Nếu hoà tan A vào trong dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch X và 20,16 lít hỗn hợp khí B ( đktc) .

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính % khối lượng của hỗn hợp A và % thể tích của hỗn hợp khí B.

8) Hòa tan hỗn hợp gồm nhôm và một kim loại hóa trị II bằng 2 lít ddHCl 0,5M thấy thoát ra 10,08 dm3 H2 ( đktc). Dung dịch sau phản ứng làm quì tím hóa đỏ. Người ta trung hòa axit dư bằng NaOH, sau đó cô cạn dung dịch còn lại 46,8 gam muối khan.

a) Tính lượng kim loại đã bị hòa tan.

b) Tìm kim loại, biết số mol của nó trong hỗn hợp chỉ bằng 75% số mol của Al.

9) Nhúng 2 thanh kim loại Zn và Fe vào trong một dung dịch CuSO4. Khi khối lượng dung dịch giảm xuống 0,11 gam so với ban đầu thì  nồng độ M của kẽm sunfat  gấp 2,5lần nồng độ của sắt(II) sunfat. Tính khối lượng của Cu bám vào mỗi thanh kim loại.

10) Hoà tan a(g) một kim loại có hoá trị không đổi vào trong 500ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thì tu được hỗn hợp 3 kim loại có khối lượng ( a+ 27,2 ) gam và dung dịch chỉ có một muối duy nhất. Xác định kim loại đã dùng và tính nồng độ mol của dung dịch thu được                          

11) Cho 10 g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và kim loại hóa trị III tác dụng  hết với dung dịch HCl dư thì được dung dịch X và  0,672 lít khí bay ra ( đktc). . Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan.

12) Có 100ml dung dịch muối nitrat của 1 kim loại hoá trị II( dung dịch A). Thả một thanh Pb vào A sau một thời gian khi lượng Pb không đổi thì lấy nó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng giảm 28,6 gam. Dung dịch còn lại được thả vào đó một thanh Fe nặng 100gam. Khi lượng Fe không đổi nữa thì lấy kim loại ra cân nặng 130,2 gam. Tìm CTPT của muối ban đầu và nồng độ % của dung dịch A.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Một số bài toán về tăng giảm khối lượng môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?