Luyện tập Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Địa lý 12

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

A. Kiến thức cốt lõi

1. Ngành thủy sản

a. Điều kiện phát triển.

+Có bờ biển dài,vùng biển rộng lớn,nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều ngư trường, trong đó nổi bật là 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau, Kiên giang; Ninh thuận-Bình thuận-Bà Rịa Vũng Tàu; Hải phòng-Quảng Ninh; Quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

+Nhiều diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt như sông, suối, ao, hồ; nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn như các bãi triều, đầm phá, các cách rừng ngập mặn.

+Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

b. Sự phát triến và phân bố ngành thủy sản.

+ Gần đây, có sự tăng trưởng  nhanh:

+ Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt hơn 3,4 triệu tấn,năm 2013 đã đạt hơn 6 triệu tấn tăng gần 1,8 lần từ năm 2005 đến năm 2013.

+ Sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,71 triệu tấn(năm 2013). Các tỉnh dẫn đầu sản lượng đánh bắt là Kiên giang ,Bình thuận,Cà mau.

+ Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,34 triệu tấn(năm 2013 )tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và Hồng

+ Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ  cấu giá trị sản  xuất và giá trị sản lượng.

2. Lâm nghiệp:

+Lâm nghiệp có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái, giữ vai trò đáng kể trong cơ cấu kinh tế của hầu hết Các vùng lãnh thổ .

+Tài nguyên rừng nước ta vốn rất giàu có nhưng đã bị suy thoái mạnh .

+Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung. Trong  đó chủ yếu là: rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bò đề,nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ;  hằng năm cả nước trồng được khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

+Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Mỗi năm cả nước khai thác được khoảng 2,5 triệu m khối gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

B. Luyện tập

Câu 1. Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta?

Hướng dẫn trả lời

a) Thuận lợi:

❖ Nguồn lợi thủy sản.

- Bờ biến dài 3260 km, diện tích mặt biển rộng lớn khoảng 1 triệu km2. Nguồn lợi hải sản khá phong phú với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, có thể khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.   .

- Chủng loại thuỷ sân phong phú, có hơn 2000 loài cá trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647'loài giáp xác, trong đó có 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao; 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biến... Các sản phẩm như cà chim, cá thu, cá nụ, tôm hùm, mực nang, mực ống của nước ta rất được thị trường tín nhiệm

- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư mường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quăn đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 - Có nhiêu điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng cá.

❖ Dân cư và nguôn lao động.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và truyền thõng đánh bắt thuỷ sàn.

❖ Cơ sờ vật chất kĩ thuật

- Các phương tiện tàu thuyên, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Các dịch vụ thuỷ sản và ché biến thuỷ sản được mở rộng, nâng cẩp (hệ thống cảng cá, các nhà máy ché biến...)

- Đường lõi chính sách.

- Nghề cá ngày càng được chú trọng gắn với bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên và giư vưng chủ quyền biển đảo; chương trình khuyến ngư và sự đầu tư của Nhà nước; chương trình đẩy mạnh đánh bắt cá xa bờ và hỗ trợ giá xáng dâu cho ngư dân...

- Thị trường.

- Nhu cầu trong nước tăng do dân số đông và mức sống ngày càng được nâng cao.

- Thị trường xuãt khẩu ngày càng mở rộng đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản...

b) Khó khăn:

- Hằng năm có tới 9 - 10 cơn bảo xuất hiện ờ Biển Đông và nhiêu đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chẽ số ngày ra khợi.

Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.

❖ Ngư dân chưa có tác phong công nghiệp, chưa quen với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại.

- Tàu thuyền, các công cụ và phương tiện đánh bắt còn lạc hậu; công nghệ chế biển thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiêu hạn chế.  –

- Thị trường: Nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của việc cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.               '

Câu 4. Nêu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta?

Hướng dẫn trả lời

- Sản lượng thủy sản tăng nhanh, sản lượng thủy sản năm 2005 đạt hơn 3,4 triệu tấn, lán hơn tổng sàn lượng các loại thịt, bình quân đầu người đạt 42kg/năm; sản lượng năm 2013 đã đạt hơn 6 triệu tấn tăng gàn 1,8 lăn so với 2005.

- Sản lượng khai thác thủy sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, năm 2013 tăng lên 2,71 triệu tấn. Tẩt cả các tỉnh ven biển đều có hoạt động khai thác thủy sản nhưng phát triển nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tình dẫn đâu sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Ba Rịa - Vung Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. Riêng 4 tình này chiếm hơn 1/3 sản lượng khai thác thủy sản cậ,nước.

- Nuôi trồng thủy sản:                                                                                                                                ,

- Phát triển nhiều loại nhưng quan trọng nhất là tôm. Nghẽ nuôi tôm phát triễn nhanh và đi từ quảng canh sang thâm canh. Năm 2005 sản lượng tôm nuôi đạt tren 327 nghìn tấn trong đó Đông bằng sông Cửu Long đạt gàn 266 nghìn tấn chiếm hơn 81% sản lượng tôm nuôi cả nước, của Đòng bằng sông Hồng hơn 8200 tán chỉ chiếm hơn 2,5% sàn lượng tôm nuôi cả nước).

- Nuôi tôm phát triển trên hău hết các tỉnh ven biển song tập trung nhất là cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bén Tre, Trà Vinh, Kiên Giang.

- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, nhất là ở ờ Đông bằng sông Cửu Long và đông bàng sông Hồng. Năm 2005 sản lượng cá nước ngọt cà nước đạt hơn 971 nghìn tấn trong đó ở Đông bằng sông cửu Long hơn 652 nghìn tấn, chiêm 67,2% sản lượng cá nuôi cả nước.

- Đồng bằng sông Hồng hơn 167 nghìn tấn chỉ chiếm hơn 17,2% sản lượng cá nuôi- cả nước. Tỉnh An Giang nối tiếng vê nuôi cá tra, cố ba sa trên lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu với sản lượng cá nuôi năm 2005 đạt 179 nghìn tấn.

- Sản lượng nuôi trông thủy sản năm 2013 đạt 3,34 triệu tấn chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị sản lượng của toàn ngành.

Câu 5. Hãy nêu hiện trạng phát triển trong rừng và các vẩn đề phát triển vón rừng ờ nước ta hiện nay?

Hướng dẫn trả lời

- Hiện trạng trồng:

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung trong đó chủ yếu là rừng Ịàm nguyên liệu giấy (mỡ, bố đề, nứa...), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa..., rừng phòng hộ.

Hàng năm, cả nước trồng được khoảng 200 nghìn ha rùng tập trung.

- Diện tích rừng trồng có tăng, nhưng không cao. Chủ yẽu rừng trồng nhằm mục đích kinh •   tẽ, sản xuẫt cây lẩy gồ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ. Từ năm 1983 đến 2006, diên tích rừng trồng tăng được 2,1 triệu ha. Tuy nhiên diện tích rừng bị phá cũng còn lớn.

- Các vấn đê phát trĩến võn rừng ở nước ta hiện nay.

❖ Thực hiện phân loại rừng để có biện pháp đầu tư phát triển phù hợp với từng loại. Có 3 loại rừng ở nước ta:

 - Ví dụ: Rừng  đầu nguồn các sông có tác dụng điều hòa nước sông, chóng lũ, chổng xói mòn; các dải rừng chắn sóng phân bố ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia (Ví dụ các vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì,Ba Bể,Bạch Mã, Cát Tiên...), các khu bảo tòn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn vãn hóa - lịch sừ - môi trường.

- Rừng kinh doanh, sàn xuất; Cả nước có khoảng 5,4 triệu ha, trong đó đại bộ phận rừng sản xuẩt (4;5 triệu ha) đã được giao và cho thuê.

- Quản lí khai thác, bảo vệ rừng, đầu tư cho trồng rừng.

- Đâu tư phật triển kinh té rừng ờ miên núi, giúp đông bào các dân tộc ít người kĩ thuật và phương thức làm kinh tế vói các mô hình kinh tẽ vườn rừng, kinh tế trang trai, thưc hiên liông - lâm kết hợp. Thực hiện các biện pháp kinh tế kĩ thuật (xây dựng vùng đệm và vùng trong rừng ki nh tế; trông rtrng hỗn tạp, ưu tiên cho các loài cây bàn địa; giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lí; trang bị các phương tiện dự báo cháy rừng, các phương tiện phục vụ cho kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động phá rừng,...).

Giáo dục vè bảo vệ rừng, nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho toàn dân.

- Thực hiện nghiêm pháp lệnh bảo vệ rừng, đóng cửa rừng; căm xuẩt khẩu gỗ sơ chế, chỉ xuất khẩu gỗ thành phẩm...

Câu 6. Trình bày vai trò và thực trạng tài nguyên rừng nước ta? Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta hiện nay?

Hướng dẫn trả lời

- Vai trò rừng;

- Cung cấp gỗ và các lâm sản cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Cung cáp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.

- Phát triển rừng giữ cân bằng sinh thái,bảo vệ môi trường ,đảm bảo cho sự phát triển an toàn của các  vùng hạ lưu sông .

- Thực trạng tài nguyên rừng nước ta:

+Tài  nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái:

- Năm 1943 tổng diện tích có rừng của nước ta là 14,3 ha,năm 1983 còn 7,2 triệu ha (giảm 7,1 triệu ha tức 49,6%)

- Độ che phủ rừng năm 1943 là 43% đến năm 1983 chỉ còn 22%.

- Nguyên nhân: Do khai thác bừa bãi,do ảnh hưởng của chiến tranh, cháy rừng , do phá rừng dành đất cho mục đích khác (trồng cây công nghiệp,phát triển đường  giao thông,lập khu dân cư..).

- Gần đây được phục hồi  một phần: Năm 2005 tổng diện tích rừng đạt 12,7 triệu ha(tăng 5,5 triệu ha so với năm 1983 ),độ  che phủ  rừng đạt 38% (tăng 16% so với năm 1983).

- Diện tích rừng đã tăng trở lịa song chất lượng rừng rất suy giảm.

- Năm 1943:70% diện tích rừng nước ta là rừng già.

- Nay:70%rừng nước ta là rừng nghèo ,rừng mới hồi phục.

-  Sự phát triển và phân bõ lâm nghiệp

- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, bảo vệ rừng), khai thác, chẽ  biến gỗ và lâm sản.   '                   „

- Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trông tập trung. Trong đó chù yẽu là rừng làm nguyên liệu giấy (mơ, bồ đẽ, nứa...), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ. Hàng năm cả nước trồng được khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.                                                               .

- Về khai thác, ché biến gỗ và lâm sản:

- Mỗi năm cả nước khai thác được khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 ưiệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.                  

- Các sản phẩm: Gỗ các loại gòm gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng gỗ dán, rừng còn                

được khai thác đế cung cẩp gỗ củi và than củi.

Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gồ thủ công. Công nghiệp bột giãy và giấy đang được phát triển. Các cơ sở lớn nhất là nhà máy giãy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?