Luyện tập chủ đề Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Địa lí 12

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

A.  Kiến thức cốt lõi

- Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta

- Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo cơ sở (nền chung) cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

+ Ở trung du, miền núi thuận lợi cho việc phát triển các mô hình nông –lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

+Ở các đồng bằng có thế mạnh về trồng các cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc sản xuất ,sản xuất nhỏ, các điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng nhất trong sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

- Các nhân tố kinh tế xã hôi, kĩ thuật, lịch sử... có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa.              '

- Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp là cơ sở cho việc tố chức lãnh thổ nông nghiệp

- Các vùng nông nghiệp nước ta

- Tổ chức nông nghiệp nước ta hiện nay được xác định theo 7 vùng nông  nghiệp và công nghiệp và công nghiệp chế biến: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long .

- Các vùng phân biệt nhau bởi điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất.

- Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

- Tổ chức nông nghiệp của nước ta trong những nãm qua thay đối theo hai hướng chính. Tang cường chuyên môn hóa sản xuẫt, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối vói các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp,đa dạng hóa kinh tế nông thôn,nhằm khai thác hợp lí hơn sự đa dạng,phong phú  của điều kiện tự nhiên; sử dụng tốt hơn nguồn lao động;tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa;giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động lớn.

- Kinh tế trang trại: Là mô hình kinh tẽ mới ờ nông thôn nước ta, là bước tiến quan trong đưa sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

B. Luyện tập

Câu 1. Hãy lấy ví dụ chứng minh ràng các điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền cùa sự phân hóa lãnh thố nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hoá đó?

Hướng dẫn giải:

Điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp:

- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các loại cây và con, phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đát đai và khí hậu.

- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triến thì mức phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.                     .

- Ví dụ.

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm nên có điều kiện phát triển các loại cây nhiệt đới, và đặc biệt là lúa nước.

+ Nước ta có 2 nhóm đẩt chính là đất íeralit ờ miền núi và đất phù sa ờ đồng bằng. Đâỵ là cơ sở đế hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ờ vùng đồi núi và cây lương thực, thực phẩm ở đồng bằng.

+ Điạ hình và khí hậu nước ta phân hoá đa dạng tạo điêu kiện cho sự phát triển đa dạng về cơ cấu cây trông cũng như hướng chuyên môn hoá khác nhau giữa các vùng:

+ Ở trung du, miên núi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triến các mô hình nông - lâm nghiêp, trồng các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Ở đồng bằng có thế mạnh về trồng các cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có ngụồn gốc Ôn đới và cận nhiệt (chè, trấu, sở, hòi,...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa

+ Đông Nam Bộ có khả năng phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, ca cao, mía...

+ Tây Nguyên có thế mạnh về cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bòthịt và bò sữa.

- Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hoá đó:

+ Trên nền chung đó, các nhân tố kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... tác động để tạo nên sự phân hoá trên thực tế sản xuất của các vùng.               *

+ Trong nền nông nghiệp hàng hóa, các nhân tố kinh tees xã hội tác động rất mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến nhanh chóng.

+ Việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cáu cây trống, vật nuôi của nước ta.

+ Sự biến động cùa thị trường có thể làm ảnh hưởng đén sự phát triền, sẽ điều tiết sản xuất, làm tăng hoặc giảm năng lực sản xuất và làm thay đối sự phân bố sản xuất.

+ Các nhân tố con người, cơ sờ vật chất kĩ thuật, đường lói chính sách, thị trường có vai trò quyết định đển sự hình thành các vùng nông nghiệp, có khả năng làm thay đối hướng phát triển nông nghiệp từ tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá. Các vùng nông nghiệp nước ta đeu có bước chuyển mình như vậy mà tiêu biếu là Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Cậu 2. Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ?

Hướng dẫn giải:

- Các đặc điếm cơ bàn của vùng nông nghiệp Trung du và Miền núi Bắc Bộ:

+ Điều kiên sinh thái nông nghiệp: Núi, cao nguyên, đôi tháp; đất feralit đỏ vàng đất phù sa co bạc màu; khí hậu cận nhiệt đới, ôn đói trên núi, có mùa đông lạnh.

+ Điêu kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân cư khá thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuăt lâm nghiệp, trong cây công nghiệp. Vùng trung du có các cơ sá công nghiệp chế biến. Điêu kiện giao thông tương đối thuận lợi. Vùng núi còn nhiều khó khăn.

+ Trình độ thâm canh: Nhìn chung trình độ thâm canh thẩp; sản xuất theo kiểu quảng canh, đàu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp, ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

+ Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp có nguôn góc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở , hồi....); đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Các đặc điểm cơ bản của vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ:

+ Điều kiện sinh thái nông nghiệp:Các vùng đát badan và đất xám phù sa có rộng lớn, khá  bằng phẳng vùng trũng có khả năng nuôi trông thủy sản; thiếu nước vè mùa khô.

+ Điều kiện kinh tế xã hội: Có các thành phố lớn, mật độ dân số khá cao, lao động đông , chất lượng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ; tập trung nhiều cơ sở  công nghiêp chế biến; đièu kiện giao thông vận tài thuận lợi.

+ Trình độ thâm canh cao;sản xuất hàng hóa ,sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.

+ Chuyên môn hóa sản xuất: Cây công nghiệp  lâu năm(cao su,cà phê,điều); cây công nghiệp ngắn ngày(đậu tương,mía); nuôi trồng thủy sản; nuôi bò sữa(ven thành phố lớn), gia cầm.

 Câu 3. Hãỵ nêu các đặc điểm cơ bản của các vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hống, Đồng bằng sông Cửu Long?

Hướng dẫn giải:

- Các đặc điểm cơ bản cùa vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng:

+ Điều kiện sinh tbái nâng nghiệp: Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng; đãt phù sa sông Hồng và sông Thái Bỉnh; có mùa đông lạnh.

+ Điêu kiện kinh tẽ xã hội: Mật độ dân số cao nhất cả nước; ngưòi dân có kinh nghiệm thâm canh lúa: nước; mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chê biến; quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

+ Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh khá cao, đâu tư nhiều iao động; áp dụng cát giống mới, cao sàn, công nghệ tiến bộ.

+ Chuyên môn hóa sản xuất: Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là  các loại rau cao cấp; cây ăn quả; đay, cóị; lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt (ở các ô trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Các đặc điếm cơ bản của vùng nông nghiệp Dồng bằng sông Cửu Long:

 + Điều kiện sinh thái: Các dải phù sa ngọt các vùng đẩt phèn, đất mặn; vịnl biến nông, ngư trường rộng; các vùng rừng ngập mặn có tiêm năng để nuôi trồng thủy sản)

+ Điều kiện kinh tể xã hội: Có thị trường lớn là vùng Đông Nam Bộ; điều kiện giao thông vân tải thuận tiện; có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chẽ biển.

 + Trình độ thâm canh: Trình độ thâm canh cao. Sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiêu máy móc, vật tư nông nghiệp.

+ Chuyên môn hóa sản xuất; Lúa, lúa có chát lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói); cây ăn quả nhiệt đái; thủy sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

Câu 4. Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

a. Trung du và miền núi Bắc Bộ vói Tây Nguyên.

b. Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?

Hướng dẫn giải:

a. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

 Khác nhau về sản phâìn và quy inô sàn xuất chuyên môn hoá:

Trung du và miên núi Bắc Bộ; Chủ yẽu phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế...); các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, sữa, và lợn.

Tây Nguyên lại trồng chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày như: Cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; trông chè là cây công nghiệp cận nhiệt ở các vùng cao; chăn nuôi bù thịt và bò sữa.

 Quy mô trồng chè cũng như chăn nuôi ờ Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn ở Tây Nguyên

-  Giải thích

+ Sự khác nhau về  các sản phấm chuyên môn hoá bắt nguồn từ sự khác nhau về điêu kiện tự nhiên nổi bật:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích họp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất íerelit nhẩt là loại đất phong hoá tìr đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá...

+ Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính chất cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thế trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ờ hai vùng nhờ có các đồng cò rộng và khí hậu thuận lợi.

b. Sự khác nhau trong chuyên mòn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cừu Long.

Khác nhau về sản phãìn và quy mô sản xuất chuyên môn hoá.

- Đồng bằng sông Hồng: Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; các loại rau đậu thực phẩm có nguõn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, cải bắp, súp-!ơ, khoai tây, hành tây...; chăn nuôi lợn, gia câm và bò sữa ven các thành phố lớn, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ yếu trông các loại cây có nguòn gốc nhiệt đới như lúa gạo, các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay cói); cây ăn quả nhiệt đới, thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

- Quy mô trồng lúa và nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với ở Đồng bằng sông Hồng

Giải thích:

+Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao;có mùa đông lạnh cho phép phát  triển vụ đông;có nguồn thức ăn cho chăn nuôi  từ các phụ phẩm của nghành trồng trọt;nhiều ao hồ,mặt nước,cửa sông…

+Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng,trong  đó diện tích đất phù sa ngotjtuwong đối lớn;khí hậu có tính cận xích đạo;diện tích mặt nước rộng,dọc bờ biển có nhiều bãi triều,cánh rừng  ngập mặn……

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập chủ đề Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?