Đề tổng ôn kiến thức môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Mạc Đỉnh Chi

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI

TỔNG ÔN KIẾN THỨC

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

I. TỰ LUẬN:

Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:

a, H2SO4 0,005M                                

b, NaOH 0,0001M                     

c, Ba(OH)2 0,005M

Câu 2: Tính pH của các dung dịch sau:

a, Trộn 200ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch H2SO4 0,5M. Tính pH của dung dịch thu được ?

b, Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,1M vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M.Tính pH của dung dịch thu được?

Câu 3:

a,Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400ml.

b,Tính pH của dung dịch chứa 1,6g NaOH trong 400ml.

Câu 4:

a, Tính pH của dung dịch NaOH, biết 1l dung dịch đó có chứa 4g NaOH

b, Hòa tan 0,56l khí HCl (đktc) vào H2O thu được 250ml dung dịch. Tính pH của dung dịch thu được?

Câu 5: Hòa tan 0,39g kim loại kiềm M vào nước thu được 100ml dung dịch có pH = 13. Xác định kim loại M?

Câu 6: Hòa tan 0,92g kim loại M vào nước thu được 400ml dung dịch có pH = 13.Xác định kim loại M?

Câu 7: Hòa tan 1,37g kim loại M vào nước thu được 200ml dung dịch có pH = 13.Xác định kim loại M?

Câu 8: Cho m gam Ba vào nước thu được 1,5 lít dung dịch X có pH = 13. Tính m?

Câu 9: Cho m gam K vào nước thu được V lít khí H2 và 200ml dung dịch X có pH là 13.Tính giá trị của m và V?

Câu 10: Hòa tan 1,6 gan hổn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được 300ml dung dịch X có pH là 13.Tính nồng độ mỗi ion có trong dung dịch X.

Câu 11: Một dung dịch chứa 0,01 mol Cu2+,0,02 mol Cl-, 0,04 mol SO42- và H+ trong 0,4 lít. (bỏ qua sự thủy phân của ion Cu2+ và Al3+). Tính pH của dung dịch.

Câu 12: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch:

a, HNO3,pH = 4    

b, H2SO4, pH = 3           

c, KOH,pH = 12                     

d, Ba(OH)2,pH = 10

Câu 13: Có V1 ml dung dịch axit HCl có pH = 3, pha loãng thành V2 ml dd axit HCl có pH = 4.

a. Biểu thức quan hệ giữa V1 và V2

b. Cần thêm bao nhiêu ml nước để được dung dịch trên?

Câu 14: Có V1 ml dd KOH có pH =13, pha loãng thành V2 ml dd KOH có pH=12.

a. Biểu thức quan hệ giữa V1 và V2

b. Cần thêm bao nhiêu ml nước để được dung dịch trên ?

Câu 15: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH=12?

Câu 16: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 100ml dung dịch có pH=13?

Câu 17: Có 250ml dd HCl 0,4M.Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dd này để được dd có pH=1? biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.

Câu 18: Cho dung dịch NaOH có pH=12(dd A). Cần pha loãng bao nhiêu lần để thu được dd NaOH có pH=11.

Câu 19: Pha loãng 10 ml dung dịch HCl với nước thành 250ml dd. Dung dịch thu được có pH=3. Hãy tính nồng độ của HCl của dd đó.

Câu 20: Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít H2O thu được dd có pH=12. Tính nồng độ mol/l của dd Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng Ba(OH)2 phân li hoàn toàn.

Câu 21. Khi hòa tan một số muối vào nước ta thu được dd X có các ion sau: Na+, Mg2+, Cl-, SO42-. Hỏi cần phải hòa tan những muối nào vào nước để thu được dd có 4 ion trên ?           

Câu 22. Viết công thức hóa học cho những chất mà sự điện li cho các ion sau :

a. Fe3+ và SO42-            

b. Ca2+ và Cl-            

c. Al3+ và NO3-                 

d. K+ và PO43-

Câu 23. Tính nồng độ mol của các iom trong dung dịch sau:

a. KOH 0,02M                       

b. BaCl2 0,0015M               

c. HCl 0,05M               

d. (NH4)2SO4 0,01M

Câu 24.

a. Hòa tan hoàn toàn 1,46 gam HCl vào nước thu được 200ml dung dịch X. Tính nồng độ các ion trong dung dịch X

b. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam NaCl vào 14,25 gam MgCl2 vào nước để thu được 500ml dung dịch A. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A.

Câu 25. Hòa tan 7,1 gam Na2SO4 ; 7,45gam KCl; 2,925 gam NaCl vào nước để được 1 lít dung dịch A.

a. Tính nồng độ mol/l của mỗi ion trong dung dịch A.

b. Cần dung bao nhiêu mol NaCl và bao nhiêu mol K2SO4 để pha thành 400ml dung dịch muối có nồng độ ion như trong dung dịch A.

c. Có thể dung 2 muối KCl và NaCl2 để pha thành 400ml dung dịch muối có nồng độ ion như dung dịch A được không ?

Câu 26.

a. Trộn lẫn 200ml KCl 0,5M với 300ml dd BaCl2 0,2M tính nồng độ mol/l các ion trong dd thu được.

b. Trộn lẫn 150ml dd Fe2(SO4)3 1M với 100ml Na2SO4 0,5M. Tính nồng dộ các ion trong dd sau phản ứng.

c. Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ các ion trong dd thu được.

d. Trộn 3 dd HCl 1M; H2SO4 0,5M và HNO3 1M với những thể tích bằng nhau thu được 300ml dd X. Tính nồng độ các ion trong dd X.

Câu 27. Cho 500ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau: Na+ 0,6M; SO42- 0,3M; NO3- 0,1M; K+ Am.

a. Tính a?

b. Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dd X.

c. Nếu dd X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào ? Tính khối lượng mỗi muối cần hoan tan vào nước để thu được 1 lít dd có nồng độ mol của các ion như trong dd X.

Câu 28. Một dung dịch có chứa 2 loại cation là Fe+ 0,1 mol; Al+ 0,2 mol cùng 2 loại anion là Cl- x mol và SO42- y mol. Tính x;y biết khi cô cạn dd và làm khan thu được 46,9 g chất rắn.

Câu 29. 500ml một dung dịch chứa 0,1 mol K+ ; x mol Al3+;0,1 mol NO3-  và y mol SO42+. Tính x;y biết khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 27,2 g chất rắn.

Câu 30. Trong 2 lít dung dịch A  chứa 0,2 mol Mg2+; x mol Fe3+; y mol Cl- và 0,45 mol SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.

a. Tính giá trị của x và y?

b. Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ mol/l của mỗi muối trong A.

Câu 31: Khi hòa tan 3 muối X, Y, Z vào nước thu được dd A chứa 0,295 mol Na+; 0,0225 mol Ba2+; 0,25 mol Cl- và a mol NO3-. Tính a? Hãy xác định 3 muối X, Y, Z và tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để được dd .

Câu 32: Có 2 dd, dung dịch A và dung dịch B. Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau : K+(0,15 mol); Mg2+(0,1mol ); NH4+(0,25 mol); H+ (0,2 mol ); Cl-(0,1 mol); SO42-(0,075 mol); NO3- (0,25 mol); CO32-(0,15 mol). Xác định dung dịch A và dung dịch B.

Câu 13: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là bao nhiêu ?

Câu 14: Mỗi dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO4­2-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Gía trị của x và y lần lượt là ? Đ/án: (0,03mol ;0,02 mol)

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào không là hidroxit lưỡng tính trong số các hidroxit sau:

A.Zn(OH)2                     B.Sn(OH)2                     C.Fe(OH)3                       D.Al(OH)3

Câu 2: Theo thuyết Arehinut, chất nào sau đây là axit?

A.NH3                          B.KOH                            C.C2H5OH                      D.CH3COOH

Câu 3: Theo thuyết Areniut thì chất nào sau đây là axit?

A.HCl                           B.NaCl                        C.LiOH                              D.KOH

Câu 4: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là bazo ?

A.HF                     B.CsOH                       C.C2H5OH                            D.CH3COOH

Câu 5: Dãy gồm những chất hidroxit lưỡng tính là?

A.Ca(OH)2,Pb(OH)2,Zn(OH)2                                                    B.Ba(OH)2,Al(OH)3,Sn(OH)2

C.Zn(OH)2,Al(OH)3,Sn(OH)2                                                    C. Fe(OH)3,Mg(OH)2,Zn(OH)2

Câu 6: Hòa tan m gam mỗi muối NaCl (1); NaOH (2); Ba(OH)2 (3) vào nước để thu được cùng một thể tích mỗi dd. Thứ tự pH của các dd tang dần theo dãy

A.1,2,3.                             B. 2,3,1.                        C. 3,2,1.                          D.1,3,2.

Câu 7: Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lít dd có pH là

A.2                                    B. 1,5                           C.1                                    D.3

Câu 8: Dung dịch NaOH 0,001M có pH là

A.11                                      B.12                        C. 13                                     D.14

Câu 9: Hòa tan 4,9 gam H2SO4 vào nước để thu được 10 lít dd A. Dd A có pH bằng :

A.4                                    B.1                                C.3                                            D.2

Câu 10: Ph của dd HCl 2.10-4M  và H2SO4 4.10-4M:

A.3                                B.4                                    C.3,7                                       D.3,1

Câu 11: pH của dd KOH 0,06M và NaOH 0,04M:

A.1                                   B.2                                   C.13                                       D.12,8

Câu 12: pH của dd KOH 0,004M và Ba(OH)2 0,003M:

A.12                         B.2                                         C.13                                            D.11,6

Câu 13: pH của 800ml dd chứa 54,8 gam Ba(OH)2:

A.2                                   B. 12                                 C.0,4                                         D. 13,6

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 0,1 gam NaOH vào nước thu được dd có pH là

A.2                              B.12                                      C. 3                                              D.13

Câu 15: Nồng độ mol/l của dd H2SO4 có pH=2 là

A.0,01 M                      B.0,02M                                 C.0,005M                               D.0,002M

Câu 16: Nồng độ mol/l của dd Ba(OH)2 có pH=12 là :

A.0,005M                      B.0,01M                             C.0,05M                                 D.0,1M

Câu 17: Dãy các dd có nồng độ mol sau được sắp xếp theo chiều tang dần về độ pH :

A.H2S, NaCl, HNO3, KOH                B.HNO3 ,H2S, NaCl, KOH        

C.HNO3, H2S, KOH, NaCl                D.HNO3, KOH, H2S, NaCl

Câu 18: Dãy các dd có nồng độ mol sau được sắp xếp theo chiều tang dần về độ pH :

A.CH3COOH, HCl, H2SO4                  B. HCl, CH3COOH, H2SO4     

C.H2SO4, HCl, CH3COOH                  D. H2SO4, HCl, CH3COOH

Câu 19: Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,5 lít dd có pH=12. giá trị của m là

A.0,23 gam                     B.0,46 gam                      C. 0,115 gam                     D. 0,345 gam

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn m gam BaO vào nước thu được 200ml dd X có pH =13. Gía trị của m là

A.1,53 gam                     B.2,295 gam                    C. 3,06 gam                       D. 2,04 gam

Câu 21: Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lít dd có pH = 12. Oxit kim loại là

A.BaO                               B.CaO                          C. Na2O                                D. K2O.

Câu 22: Có V1 ml dd H2SO4 có pH =2. Trộn thêm V2 ml H2O vào dung dịch trên được (V1 + V2)ml dung dịch mới có pH=3. Vậy tỉ lệ V1 :V2 có giá trị bằng

A.1:3                                  B. 1:5                           C. 1:9                                         D.1:10

Câu 23:  Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4 ?

A.90ml                                   B. 100ml                      C .10ml                                D. 40ml

Câu 24: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường                                              C. Dung dịch rượu

B. Dung dịch muối ăn                                            D. Dung dịch benzene trong ancol

Câu 25: Chất nào sau đây không có khả năng dẫn điện?

A. HCl trong C6H6 (benzene)                                          C. Ca(OH)2 trong nước

B. CH3COONa trong nước                                              D. NaHSO4 trong nước .

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề tổng ôn kiến thức môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Mạc Đỉnh Chi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập . ​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?