Đề tổng hợp chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Gia Phố

ĐỀ TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT GIA PHỐ

 

Câu 1: Glyxin không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

  A. NaHSO4.              B. NaHCO3.               C. NH3.                       D. KNO3.

Câu 2: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là

  A. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa.                 B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.       

  C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH.                  D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa.

Câu 3: Điều nào sau đây SAI?

  A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu.

  B. Các amino axit đều tan được trong nước.

  C. Khối lượng phân tử của amino axit gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.

  D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.

Câu 4: Phát biểu không đúng là

  A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

  B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

  C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

  D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.

Câu 5: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với

  A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.     B. dung dịch NaOH và CuO.

  C. dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HCl.    D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

Câu 6:Cặp chất nào đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và với dung dịch NaOH?

  A. H2NCH2COOH và C6H5NH2.                  B. CH3COONH4 và C2H5NH2.

  C. CH3COONH4 và HCOOH3N–CH3.        D. CH3CH(NH2)COOH và C6H5OH.

Câu 7: Hợp chấtC3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và không làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là

  A. HCOOH3N–CH2CH3.                              B. CH2=CH–COONH4.

  C. H2NCH2CH2COOH.                                D. CH3CH2CH2NO2.

Câu 8:Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

  A. metyl amino axetat.                                  B. axit β–amino propionic.

  C. axit α–amino propionic.                            D. amoni acrylat.

Câu 9:Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết: X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl. Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

  A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

  B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

  C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.

  D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3N–CH2COOH.

Câu 10:Cho các chất: phenylamoni clorua, alanin, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là

  A. 2.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 11: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N–CH2CH2CH(NH)COOH, ClH3N–CH2COOH, H2N–CH2COONa, HOOC–CH2CH2CH(NH2)COOH. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là

  A. 2.                           B. 5.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 12:Từ các amino axit có công thức phân tử C3H7O2N có thể tạo thành tối đa bao nhiêu loại polime khác nhau?

  A. 3 loại.                    B. 6 loại.                      C. 4 loại.                     D. 5 loại.

Câu 13:Phân biệt các dung dịch keo: hồ tinh bột, xà phòng, lòng trắng trứng, ta dùng

  A. HCl, bột Al.          B. NaOH, HNO3.           C. NaOH, I2.               D. HNO3, I2.

Câu 14: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

  A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.                                    B. chỉ chứa nhóm amino.

  C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                                                        D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 15: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

  A. 4.                          B. 3.                             C. 2.                             D. 5.

Câu 16: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N? 

  A. 3                           B. 4                               C. 5.                            D. 6

Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng:

  A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

  B. Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất.

  C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-)

  D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit.

Câu 18: Tên gọi của aminoaxit nào sau đây là đúng

  A. H2N-CH2-COOH (glixerin)                              B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)

  C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)COOH (valin)            D. HCOO-(CH2)2-CH(NH2)COOH (axit glutaric)

Câu 19: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? 

  A. 3 chất.                     B. 4 chất.                      C. 2 chất.                               D. 1

Câu 20: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X) , ta cho X tác dụng với

  A. HCl, NaOH.             B. Na2CO3, HCl.            C. HNO3, CH3COOH.            D. NaOH, NH3.

Câu 21: Khẳng định nào về tính chất vật lý của aminoaxit dưới đây không đúng

  A. Tất cả đều là chất rắn.                                     C. Tất cả đều là tinh thể màu trắng.

  B. Tất cả đều tan trong nước.                              D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 22: Aminoaxit không thể phản ứng với loại chất nào sau đây

  A. Ancol                                                                                                                   

  C. Dung dịch Brom    

  B. Axit và axit nitrơ                                                                                                  

  D. Kim loại, oxit bazơ và muối.

Câu 23: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

  A. H2N-CH2-COOH                                                   B. CH3–CH(NH2)–COOH  

  C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH                                  D. H2N–CH2-CH2–COOH  

Câu 24: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :

  A. Glixin (CH2NH2-COOH)                                       B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)  

  C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)             D. Natriphenolat (C6H5ONa)

Câu 25: Cho 0,1 mol một α-aminoaxit A dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl tạo thành 11,15gam muối. A là chất nào sau đây

  A. Glixin                              B. Alanin                         C. Phenylalanin               D. Valin

Câu 26: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

  A. NaCl.                               B. HCl.                           C. CH3OH.                      D. NaOH.

Câu 27: X là một α-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 10,3gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95gam muối clohidrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  A. CH3CH(NH2)COOH                                               B. NH2CH2COOH    

  C. NH2CH2CH2COOH                                                D.CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 28: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: Arg – Pro – Pro – Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg.

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin ( phe) ?

  A. 4                                     B. 6                                C. 5                                           D. 3

Câu 29: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

  A. C6H5NH2.                      B. C2H5OH.                   C. H2NCH2COOH.                     D. CH3NH2.

Câu 30: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

  A. C2H5OH.                        B. CH2 = CHCOOH.       C. H2NCH2COOH.                    D. CH3COOH.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề tổng hợp chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Gia Phố, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?