BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT CAO THẮNG
A. Lý Thuyết
NHÔM
I – VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1
- số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
II– TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Màu trắng bạc, tnc = 6600C, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng.
- Là kim loại nhẹ (d = 2,7g/cm3), dẫn điện tốt và dẫn nhiệt tốt.
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, nên dễ bị oxi hoá thành ion dương.
Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với halogen
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
b) Tác dụng với oxi
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Al bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit Al2O3 rất mỏng bảo vệ.
2. Tác dụng với axit
Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng → H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc, nóng và H2SO4 đặc, nóng.
Nhôm bị thụ động hoá bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội hoặc H2SO4 đặc nguội.
3.Tác dụng với oxit kim loại (Pư nhiệt nhôm)
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
4. Tác dụng với nước
- Phá bỏ lớp oxit trên bề mặt Al (hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg thì Al sẽ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường):
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
- Nhôm không phản ứng với nước dù ở nhiệt độ cao vì trên bề mặt của nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Trước hết, lớp bảo vệ Al2O3 bị hoà tan trong dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O (1)
- Al khử nước: 2Al + 6H2O →2Al(OH)3¯ + 3H2 (2)
- Lớp bảo vệ Al(OH)3 bị hoà tan trong dung dịch kiềm
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)
Các phản ứng (2) và (3) xảy ra xen kẽ nhau cho đến khí nhôm bị hoà tan hết.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
IV. ỨNG DỤNG VÀ TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
1. Ứng dụng
- Dùng làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Dùng trong xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.
- Dùng làm dây dẫn điện, dùng làm dụng cụ nhà bếp.
- Hỗn hợp tecmit (Al + FexOy) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.
2. Trạng thái thiên nhiên
Đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O3.6SiO2), boxit (Al2O3.2H2O), criolit (3NaF.AlF3),...
V. SẢN XUẤT NHÔM
Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
1. Nguyên liệu: Quặng boxit Al2O3.2H2O có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hoá học Õ Al2O3 gần như nguyên chất.
2. Điện phân nhôm oxit nóng chảy
Chuẩn bị chất điện li nóng chảy: Hoà tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp xuống 9000 C và dẫn điện tốt, khối lượng riêng nhỏ.
Quá trình điện phân
Al2O3 → 2Al3+ + 3O2-
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
B. Trắc Nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính. B. Al-->OH)3 là một bazơ lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit trung tính. D. Al-->OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Câu 2: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. ZnSO4 D. NaHCO3
Câu 3: Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 4: Cho các quặng sau : pirit, thạch cao, mica, apatit, criolit, boxit, dolomit. Số quặng chứa nhôm là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng : Al → X→Al2O3→Al
X có thể là
A. AlCl3. B. NaAlO2. C. Al(NO3)3. D. Al2(SO4)3.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng
B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính,
C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot
D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.
Câu 8: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(b) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH,
(c) Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,
(d) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NH3.
(e) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 .
(f) Cho từ từ NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl
(g) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaAlO2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 10: Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là:
A. 3.425 gam. B. 1,644 gam. C. 1,370 gam, D. 2,740 gam
Câu 11: Điện phân a mol Al2O3 nóng cháy với điện cực bằng than chi. Hiệu suất điện phản là h%. Sau điện, tại anot thoát ra V lit khí (đktc) gồm khí ( O2 và CO, trong đó phần trăm CO2 là b% về thể tích. Biểu thức liên hệ giữa a b, V và h là
A. \(\frac{V}{{22,4}}(100 + b) = 3ah\)
B. \(\frac{V}{{22,4}}(100 - b) = 3ah\)
C. \(\frac{V}{{22,4}}(100 + b) = ah\)
D. \(\frac{V}{{22,4}}(100 + b) = ah\)
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch
A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCI 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Biết rằng m < 45 gam. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có nguyên tử khối nhỏ hơn trong X là
A. 48,57%. B. 37,10%.
C. 16,43%. D. 28,22%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 30: Đuyara là hợp kim của nhôm với
A. Cu, Mn, Mg. B. Sn, Pb, Mn. C. Si, Co, W. D. Mn, Cu, Ni.
Câu 31: Khối lượng nhôm cần dùng để điều chế 19,2 g đồng từ đồng (II) oxit bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 8,1 g. B. 5,4 g. C. 4,5 g. D. 12,15 g.
Câu 32: Cho 2,7g Al vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch có khối lượng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch HCl ban đầu?
A. Tăng 2,7 g. B. Giảm 0,3 g. C. Tăng 2,4 g. D. Giảm 2,4 g.
Câu 33: Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M được dung dịch X. Thêm vào X 3,24 g nhôm. Thể tích H2 thoát ra (ở đktc) là
A. 3,36 lít. B. 4,032 lít. C. 3,24 lít. D. 6,72 lít.
Câu 34: Nung nóng m g bột nhôm trong lưu huỳnh dư (trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn, hoà tan hết sản phẩm thu được vào H2O thì thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 2,70. B. 4,05. C. 5,40 D. 8,10.
Câu 35: Cho 3,9 g hỗn hợp hai kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Thành phần % về khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp lần lượt là
A. 69,23% và 30,77%. B. 55,45% và 44,55%. C. 47,12% và 52,88%. D. 50% và 50%.
Câu 36: Al2O3 tan được trong
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. dung dịch HNO3 đặc, nóng. D. Tất cả đều đúng.
Câu 37: Câu nào đúng trong các câu sau?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính. B. Oxit nhôm là chất rắn có mầu hồng nhạt.
C. Oxit nhôm tan trong dung dịch NaOH. D. Nhôm có thể tan trong mọi axit.
Câu 38: Nhận xét không đúng về các corinđon là:
A. Là dạng ngậm nước của nhôm oxit có lẫn một số oxit kim loại.
B. Nếu lẫn tạp chất Cr-2O3 thì có mầu đỏ gọi là rubi.
C. Nếu lẫn tạp chất là TiO2 và Fe3O4 thì có mầu xanh gọi là saphia.
D. Corinđon còn được gọi là ngọc thạch.
Câu 39: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 . Hiện tượng xảy ra là
A. dung dịch trong suốt, không có hiện tượng gì.
B. ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch trong suốt.
C. có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư.
D. ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng.
Câu 40: Trường hợp nào dưới đây tạo kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2. B. Sục CO2 dư vào dung dịch NaOH.
C. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH. D. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.
Câu 41: Để làm sạch dung dịch Al2(SO4)3 có lẫn CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe. B. Zn.
C. Al. D. Cả ba kim loại trên đều được.
Câu 42: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. NaAlO2 và NaOH. B. NaCl và AgNO3. C. HNO3 và NaHCO3. D. AlCl3 và Na2CO3.
Câu 43: Các chất nào sau đây đều tan được trong dung dịch NaOH?
A. Na, Al, Al2O3. B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C. MgCO3, Al, CuO. D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2.
Câu 44: Nhôm oxit và nhôm hiđroxit là chất lưỡng tính vì
A. tác dụng với axit.
B. tác dụng với nước
C. tác dụng với bazơ.
D. Vừa có khả năng tác dụng với axit, vừa có khả năng tác dụng với bazơ.
Câu 45: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7 g AlCl3 cho đến khi thu được 11,7 g kết tủa thì dừng lại. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là
A. 0,45 lít. B. 0,6 lít. C. 0,65 lít. D. 0,45 lít hoặc 0,65 lít.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | D | C | D | B | A | C | B | B | C | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | A | D | B | A | B | C | C | C | A | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
ĐA | A | A | A | D | B | A | A | B | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
ĐA | B | C | A | C | A | D | C | A | C | C |
Câu | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
ĐA | C | A | A | D | D |
|
|
|
|
|
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Nhôm và hợp chất của Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Cao Thắng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)
200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!