BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT NGHÈN
Câu 1. Nguyên nhân gây ra những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim) là
A. trong kim loại có nhiều electron độc thân
B. trong kim loại có các ion dương di chuyển tự do
C. trong kim loại có các electron tự do
D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại
Câu 2. Các tính chất sau: tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại là do:
A. kiểu mạng tinh thể gây ra B. do electron tự do gây ra
C. cấu tạo của kim loại D. năng lượng ion hóa gây ra
Câu 3. Kim loại nào nhẹ nhất?
A. Li
B. Be
C. Al
D. Os
Câu 4. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?
A. Liti
B. Xesi
C. Natri
D. Kali
Câu 5. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfram B. Sắt C. Đồng D. Kẽm
Câu 6. Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. Dễ bị khử.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa nhỏ.
D. Độ âm điện thấp.
Câu 7. Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo cùng một loại muối là
A. Cu.
B. Mg.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 8. Những kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A.K,Na,Mg, Ag.
B. Li, Ca, Ba, Cu.
C. Fe,Pb,Zn,Hg.
D. K,Na,Ca,Ba.
Câu 9. Có 4 kim loại Al, Cu, Fe, Mg . Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch NaOH mà không tác dụng với H2SO4 đặc nguội:
A. Mg
C. Fe
B. Al
D. Cu
Câu 10. Oxi hóa 0,5 mol Al cần bao nhiêu mol H2SO4 đặc, nóng?
A. 0,75 mol.
B. 1,5 mol.
C. 3 mol.
D. 0,5 mol.
Câu 11. Cho 4,8g kim loại hóa trị II hòa tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng, thu được 1,12 lít NO duy nhất (đkc). Kim loại R là
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Cu
Câu 12. Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít khí NO (đkc). Tìm giá trị của a?
A. 1,08 gam.
B. 1,80 gam.
C. 18,0 gam.
D. 10,8 gam.
Câu 13. Cho 3,45 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước sinh ra 1,68 lít H2 (đkc). Kim loại đó có thể là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Câu 14. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 6,52 gam
B. 8,88 gam
C. 13,92 gam
D. 13,32 gam
Câu 15. Ngâm 21,6 gam Fe vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xong thu được 23,2 gam hỗn hợp rắn. Lượng đồng bám vào sắt là
A. 12,8 gam. B. 6,4 gam. C. 3,2 gam. D. 1,6 gam.
Câu 16: Trong tự nhiên, X tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn. X tan dần trong nước có hòa tan khí CO2 tạo muối hidrocacbonat. X là:
A. NaCl B. Ca(HCO3)2. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 17: X là kim loại bền trong nước và không khí do trên bề mặt của X phủ kín một lớp X2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. X là:
A. Mg B. Na C. Al D. Ca
Câu 18: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhôm thuộc nhóm:
A. IIIA B. IIA C. IA D. IB
Câu 19: Ở nhiệt độ cao, nhôm tác dụng với chất nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm:
A. Fe2O3. B. O2. C. Cl2. D. S
Câu 20: Dãy gồm các kim loại đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội là:
A. Al, Fe, Cu B. Ag, Fe, Zn C. Ag, Au, Cu D. Al, Fe, Cr
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 170: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh sắt có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
B. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
C. Thanh sắt có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh
D. Thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh
Câu 171: Phản ứng Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2 cho thấy:
A. Đồng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt kim loại
B. Đồng kim loại có thể khử Fe3+ thành Fe2+
C. Đồng kim loại có tính oxi hoá kém sắt kim loại
D. Sắt kim loại bị đồng kim loại đẩy ra khỏi dung dịch muối
Câu 172: Muốn khử dung dịch Fe3+ thành dung dịch Fe2+, ta thêm chất nào sau đây vào dung dịch Fe 3+ ?
A. Ba B. Ag C. Na D. Cu
Câu 173: Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng vừa đủ tạo ra một chất khí không màu bị hóa nâu trong không khí. Tỉ lệ mol của Fe và HNO3 là:
A. 1: 2
B. 1: 1
C. 1:4
D. 1: 5
Câu 174: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)3
Câu 175: Dãy nào gồm các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa ?
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu 176: Dãy nào gồm các chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa ?
A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2
B. Fe3O4 , FeO , FeCl2
C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3
D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3
Câu 177: Hợp chất nào cho sau đây không bị HNO3 oxi hóa ?
A. FeO
B. FeSO4
C. Fe(OH)2
D. Fe(OH)3
Câu 178: Nhúng 1 lá sắt vào các dung dịch : HCl, HNO3đ,nguộI, CuSO4, FeCl2, ZnCl2, FeCl3. Hỏi có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 179: Dùng dung dịch nào cho sau đây có thể phân biệt được hai chất rắn : Fe2O3 và FeO
A. HNO3 đặc , nóng
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch AgNO3
Câu 180: Quặng nào sau đây không phải là quặng sắt?
A. Hematit
B. Manhetit
C. Criolit
D. Xiderit
Câu 181: Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là
A. Xiđerit
B. Hematit
C. Manhetit
D. Pirit
Câu 182: Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđerit), Fe2O3 (hematit đỏ), Fe3O4 (manherit), FeS2 (pyrit). Quặng có chứa hàm lượng Fe lớn nhất là:
A. FeCO3
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeS2
Câu 183: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?
A. Gang là hợp chất của Fe-C.
B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
C. Gang là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác.
D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.
Câu 184: Cho 1,4 gam kim loại X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hóa +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X đề bài cho là
A. Mg
B. Zn
C. Fe
D. Ni
Câu 185: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 0,56
B. 1,12
C. 5,60
D. 11,2
Câu 186: Hoà tan 6,72 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì được 0,18 mol SO2 . Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
Câu 187: Oxi hoá hoàn toàn 21 gam bột sắt thu được 30 gam một oxít duy nhất công thức của oxít là
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe2O3
Câu 188: Hoà tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 v à 0,02 mol NO. Khối lượng sắt hoà tan bằng bao nhiêu gam?
A. 0,56 gam B. 1,12 gam C. 1,68 gam D. 2,24 gam
Câu 189: Thổi khí CO dư qua 1,6 g Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng Fe thi được là:
A. 0,56gam B. 1,12gam C. 4,80gam D. 11,2gam
Câu 190: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24lit khí CO (đkc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 18gam
B. 17gam
C. 16gam
D. 15gam
Câu 191: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm FeO; Fe2O3; Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít.
Câu 192: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 231 gam. B. 232 gam. C. 233 gam. D. 234 gam.
Câu 193: Đốt cháy 1 mol Fe trong Oxi được 1 mol sắt oxit. Công thức phân tử của oxit này là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. hỗn hợp FeO và Fe2O3
Câu 194: Khử hoàn toàn 0,1 mol FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao thấy tạo ra 0,3 mol CO2 . Công thức FexOy là
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không xác định được.
Câu 195: Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt có công thức FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng sau: FexOy +Al Fe + Al2O3. Vậy công thức của oxit sắt là
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được.
Câu 196: Nhúng một lá sắt nặng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lít của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 1,8 M
B. 1,75 M
C. 2,2 M
D. 2,5 M
Câu 197: Nhúng thanh sắt vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M. Đến khi phản ứng kết thúc thì thấy khối lượng thanh sắt
A. tăng 0,08 gam
B. tăng 0,80 gam
C. giảm 0,08 gam
D. giảm 0,56 gam
Câu 198: Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy ra đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
A. 1,9990 gam. B. 1,9999 gam. C. 0,3999 gam. D. 2,1000 gam.
Câu 199: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 200: Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 201: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 202: Kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Fe. B. Cu. C. Be. D. K.
Câu 203: Chất có tính lưỡng tính là
A. NaOH B. KNO3 C. NaHCO3 D. NaCl
Câu 204: Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là
A. O2. B. CO2. C. O3. D. CO.
Câu 205: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 206: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 1,12.
Câu 207: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. HNO3 đặc, nóng, dư. B. CuSO4.
C. H2SO4 đặc, nóng, dư. D. MgSO4.
Câu 208: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
Câu 209: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(II) khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. B. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.
C. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư. D. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Nghèn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: