Phân loại, củng cố các dạng bài tập chương Amin - Amino axit - Peptit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hàm Nghi

PHÂN LOẠI, CỦNG CỐ CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT – PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÀM NGHI

 

DẠNG 1: TOÁN ĐỐT CHÁY AMIN

* PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMIN

- Amin no đơn chức:

CnH2n+3N + \(\frac{{6n + 3}}{4}\) O2  → nCO2  + \(\frac{{2n + 3}}{2}\) H2O  +  1/2N2

- Amin thơm:

CnH2n-5N + \(\frac{{6n - 5}}{4}\) O2 → nCO2  + \(\frac{{2n - 5}}{2}\) H2O + 1/2N2

- Amin tổng quát:

CxHyNt + \(\left( {x + \frac{y}{4}} \right)\) O2  → xCO2  + y/2H2O + 1/2N2

* LƯU Ý:

- Khi đốt cháy một amin ta luôn có: nO2 phản ứng = nCO2 + ½ nH2O

- Khi đốt cháy một amin ngoài không khí thì: nN2 sau pư = nN2 sinh ra từ pư cháy amin + nN2 có sẵn trong không khí

CÁC VÍ DỤ:

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức,  bậc 1 mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên amin là?

A. Etyl amin                     B. Đimetyl amin                C. Metyl amin                     D. Propyl amin

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no, đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là?

A. 0,05                             B. 0,1                                 C. 0,07                                D. 0,2

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn amin no, đơn chức với tỉ lệ số mol CO2 và hơi H2O là T. T nằm trong khoảng nào sau đây?

A. 0,5 ≤ T < 1                  B. 0,4 ≤ T ≤ 1                    B. 0,4 ≤ T < 1                     D. 0,5 ≤ T ≤ 1

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng X của Anilin thì tỉ lệ nCO2 : nH2O = 1,4545. CTPT của X là?

A. C7H7NH2                    B. C8H9NH2                      C. C9H11NH2                      D. C10H13NH2

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 (l) CO2 (đktc); 5,4(g) H2O và 1,12 (l) N2 (đktc). Giá trị của m là?

A. 3.6                               B. 3,8                                 C. 4                                     D. 3,1

Câu 6: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức  X, thu được 8,4 (l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là?

A. C3H7N                        B. C2H7N                          C. C3H9N                           D. C4H9N

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là?

A. 0,1                               B. 0,4                                 C. 0,3                                  D. 0,2

Câu 8: Đốt cháy amin A với không khí (N2 và O2 với tỷ lệ mol 4:1) vừa đủ, sau phản ứng thu được 17,6g CO2; 12,6g H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Khối lượng của amin là?

A. 9,2g                             B. 9g                                  C. 11g                                 D. 9,5g

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí CO2 ; N2 và hơi H2O (các thể tích đo cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường giải phóng khí N2. Chất X là?

A. CH2=CH-NH-CH3                                                B. CH3-CH2-NH-CH3       

C. CH3-CH2-NH2                                                       D. CH2=CH-CH2-NH2

Câu 10: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x và y tương ứng là?

A. 8 và 1,0                       B. 8 và 1,5                         C. 7 và 1,0                          D. 7 và 1,5

DẠNG 2: AMIN TÁC DỤNG VỚI AXIT, MUỐI

1. PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

Với amin A, bậc 1, có a nhóm chức:

R(NH2)a  + aHCl  → R(NH3Cl)a

Số nhóm chức amin: \(a = \frac{{{n_{HCl}}}}{{{n_A}}}\) và mmuối = mamin + mHCl (ĐLBTKL)

2. VỚI DUNG DỊCH MUỐI CỦA KIM LOẠI

Một số muối dễ tạo kết tủa hidroxit với dung dịch amin.

AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Al(OH)3  + 3CH3NH3Cl

* Lưu ý: tương tự NH3, các amin cũng tạo phức chất tan với Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl...

Ví Dụ: Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch CuCl2 thì hiện tượng xảy ra?

2CH3NH2 + CuCl2 + 2H2O → Cu(OH)2  + 2CH3NH3Cl

Xanh nhạt

Cu(OH)2 + 4CH3NH2 → [Cu(CH3NH2)4](OH)2

Phức tan màu xanh thẫm

CÁC VÍ DỤ

Câu 1: Cho 9,3g một amin no, đơn chức, bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được 10,7g kết tủa. CTPT của amin là?

A. CH3NH2                     B. C2H5NH2                      C. C3H7NH2                       D. C4H9NH2

Câu 2: Cho 0,4 mol một amin no, đơn chức tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 32,6g muối. CPTP của amin là?

A. CH3NH2                     B. C2H5NH2                      C. C3H7NH2                       D. C4H9NH2

Câu 3: Cho 10g một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được 15g muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?

A. 8                                 B. 7                                   C. 5                                   D. 4

Câu 4: để trung hòa 25g dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là?

A. C3H5N                       B. C2H7N                          C. CH5N                             D. C3H7N

Câu 5: Muối C6H5N2+Cl- (Phenylđiazoni) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5oC). Để điều chế được 14,05g C6H5N2+Cl-  ( H = 100%) thì lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là?

A. 0,1 mol và 0,4 mol                                                 B. 0,1 mol và 0,2 mol        

C. 0,1 mol và 0,1 mol                                                 D. 0,1 mol và 0,3 mol

Câu 6: Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là?

A. CH3NH2 và C2H5NH2                                           B. C2H5NH2 và C3H7NH2 

C. C3H7NH2 và C4H9NH2                                          D. CH3NH2 và (CH3)3N

Câu 7: Trung hòa hoàn toàn 8,88g một amin bậc 1, mạch các bon không phân nhánh bằng axit HCl tạo ra 17,64g muối. Amin có công thức là?

A. H2N(CH2)4NH2                                                     B. CH3CH2CH2NH2          

C. H2NHCH2CH2NH2                                               D. H2NCH2CH2CH2NH2

Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 muối AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước thu được 200ml dung dịch A. Sục khí metyl amin tới dư vào dung dịch A thu được 11,7g kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dd NaOH tới dư vào dung dịch A thu được 9,8g kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dd A lần lượt là?

A. 0,1M và 0,75M           B. 0,5M và 0,75M             C. 0,75M và 0,5M              D. 0,75M và 0,1M

Câu 9: Cho 20g hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68g hỗn hợp muối. CTPT của amin nhỏ nhất là?

A. CH3NH2                     B. C2H5NH2                      C. C3H7NH2                       D.C4H9NH2

DẠNG 3: GIẢI TOÁN AMINOAXIT

- Công thức chung của amino axit: (H2N)a – R – (COOH)b

- Dựa vào phản ứng trung hoà với dung dịch kiềm để xác định b

PTPU: (H2N)a – R – (COOH)b +bNaOH → (H2N)a – R – (COONa)b + bH2O

\(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{a\min }}}}\) = b = số nhóm chức axit –COOH

- Dựa vào phản ứng với dd axit để xác định a

PTPT: (H2N)a – R – (COOH)b + aHCl  → (ClH3N)a – R – (COOH)b

\(\frac{{{n_{HCl}}}}{{{n_{a\min }}}}\) = a = số nhóm chức bazo –NH2

CÁC VÍ DỤ:

Câu 1: Cho 0,1 mol -aminoaxit phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch A thì thấy cần vừa hết 600ml. Số nhóm –NH2 và –COOH của axitamin lần lượt là?

A. 1 và 1                          B. 1 và 3                            C. 1 và 2                             D. 2 và 1

Câu 2: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch được 1,835g muối. Khối lượng phân tử của A là?

A. 97                                B. 120                                C. 147                                 D. 157

Câu 3: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Công thức của X là?

A. H2NC3H6COOH                                                   B. H2NCH2COOH            

C. H2NC2H4COOH                                                   D. H2NC4H8COOH

Câu 4: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67g muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40g dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là?

A. (H2N)2C3H5COOH                                               B. H2NC2H3(COOH)2       

C. H2NC3H6COOH                                                  D. H2NC3H5(COOH)2

Câu 5: Hợp chất Y là một aminoaxit. Cho 0,02 mol Y tác dụng vừa đủ với 80ml dd HCl 0,25M. Sau đó cô cạn được 3,67g muối. Mặt khác, trung hòa 1,47g Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH,cô cạn dung dịch thu được 1,91g muối. Biết Y có cấu tạo mạch không nhánh. CTCT  của Y là ?

A. H2NCH2CH2COOH                                             B. CH3CH(NH2)COOH  

C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH                          D. HOOCCH2CH(NH2)COOH

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu môn Hóa học 12 năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Phân loại, củng cố các dạng bài tập chương Amin - Amino axit - Peptit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hàm Nghi. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?