Đề thi KSCL học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐT DAKLAK

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ  THI  KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI  LẦN 1

MÔN : HÓA HỌC KHỐI: 11

Thời gian : 180 phút

Ngày thi 28-11-2019

 

Câu 1: (4,0 điểm)

1.  Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử, hãy lập sơ đồ để nhận biết 4 dung dịch riêng biệt chứa các chất sau: K3PO4, KCl, KNO3, K2S (không cần ghi phản ứng).

2.  Có các dung dịch cùng nồng độ chứa các chất sau: Al2(SO4)3, HNO3, KNO3, Na2CO3. Hãy cho biết dung dịch có pH nhỏ nhất và giải thích?

3.  a) Viết các phương trình phản ứng điều chế trực tiếp các chất: N2, HNO3, H3PO4 trong phòng thí nghiệm và phân ure trong công nghiệp.

b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

K2SO3    +    KMnO4  +   KHSO4   →

KMnO4  +    FeCl2    +    H2SO4  → Dung dịch chỉ chứa muối sunfat

4. Cho 2 muối Ag2SO4 và SrSO4 vào nước cất và khuấy đều cho đến khi đạt được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng. Xác định nồng độ ion Ag+ và Sr2+. Biết rằng ở nhiệt độ nghiên cứu \({T_{A{g_2}S{O_4}}} = 1,{5.10^{ - 5}}\) , \({T_{SrS{O_4}}} = 2,{8.10^{ - 7}}\) .

Câu 2: (4,0 điểm) Có hỗn hợp X gồm NH3 và H2. Cho hỗn hợp X qua ống đựng 8 gam bột CuO nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi Y, chất rắn Z. Cho Y đi qua đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thấy khối lượng bình tăng 35,12 gam. Khí đi ra khỏi bình H2SO4 đặc có khối lượng 1,48 gam, ở nhiệt độ 27oC và áp suất 0,9 atm có thể tích là 13,14 lít.

a.Trong chất rắn Z còn CuO không?

b.Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí X.

Câu 3: (4,0 điểm)

Có hỗn hợp hai kim loại A và B. Cho 5,9 gam hỗn hợp này tan hoàn toàn trong dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch muối Z. Hỗn hợp khí Y có thể tích là 1,68 lít (đktc), có khối lượng là 4,35 gam gồm hai khí là NO2 và khí D. Làm bay hơi hoàn toàn nước trong dung dịch muối Z.

a. Tính khối lượng muối khan thu được từ dung dịch Z, biết rằng trong muối nitrat và muối sunfat từng kim loại trên có cùng hóa trị.

b. Xác định kim loại A và B, biết rằng A có hóa trị I và B có hóa trị II, trong hỗn hợp trên tỉ lệ số mol của A và B là 1:2, tỉ lệ khối lượng mol nguyên tử của A và B là 27:16.

Câu 4: (4,0 điểm)

 1.Cho ankan X, trong phân tử X:

a. Có bao nhiêu electron và có bao nhiêu electron tham gia tạo thành liên kết hóa học?

b. Có bao nhiêu liên kết hóa học C - C và bao nhiêu liên kết C - H?

 2.Hai hiđrocacbon A và B đều ở dạng mạch hở. Trong phân tử A có 5 liên kết xích ma và 4 liên kết . Trong phân tử B có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết \(\pi \)  . Xác định công thức cấu tạo của A và B.

 3.Viết phương trình của những phản ứng minh họa sơ đồ biến đổi số oxi hóa của nguyên tố cacbon phù hợp với dãy sau:   C-4 → C-1 →  C-2  →  C-3 → CO2.

Câu 5: (4,0 điểm)

Một hỗn hợp hơi của axetilen và các monocloanken CnH2n-1Cl đồng phân với nhau, có tỉ khối so với không khí là 1,245; ở 145oC và áp suất 0,953 atm có thể tích là 18 lít. Khi đốt cháy hỗn hợp đó trong oxi dư thu được 10,8 gam nước.

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm các công thức cấu tạo có thể có của monocloanken.

2. Hỗn hợp khí A gồm hai hiđrocacbon mạch hở X và Y (là những chất trong các dãy đồng đẳng đã học).

- Dẫn 336 ml (ở đktc) A từ từ qua dung dịch nước brom dư thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng và không có khí thoát ra.

- Nếu đốt cháy hoàn toàn 336 ml (ở đktc) hốn hợp khí A ở trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được qua dung dịch nước vôi trong có dư thì thu được 4 gam kết tủa.

a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của X, Y trong A.

b..Xác định công thức phân tử của X và Y.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi KSCL học sinh giỏi lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?