Đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1 (4 điểm)

1.1. Phèn chua là một loại muối sunfat kép có công thức KAl(SO4)2.12H2O. Thêm V (ml)

dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100 ml dung dịch KAl(SO4)2 0,1M thu được 2,1375 gam kết

tủa. Tính V.

1.2. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH3, SO2, N2. Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

a. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.

b. Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong

ống nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:

Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.

Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.

Câu 2 (4 điểm)

Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó có một ion là SO42-, khi tác dụng

vừa đủ với Ba(OH)2 đun nóng cho một chất khí,  kết tủa X và dung dịch Y. Dung dịch Y

sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X

đem nung được x gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng:

- Nếu vừa đủ x đạt cực đại, còn nếu lấy dư thì x giảm dần đến cực tiểu.

- Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại x = 8,01 gam thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml

dung dịch HCl 1,2M và còn lại một bã rắn nặng 6,99 gam.

Hãy lập luật xác định 2 muối trong dung dịch.

Câu 3 (6 điểm)

3.1. Cho sơ đồ phản ứng sau:

1) X → Y + Z + T                                               

2) X + NaCl(bão hòa) → P + Q

3) P → A + Z + T                                               

4) P + NaOH → A + T

5) Q + Ca(OH)2 → B + Y + T                              

6) A + Ca(OH)2 → D + NaOH

7) P + Ca(OH) → D + NaOH + T                      

8) Z + T + A → P

Biết X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D là các chất vô cơ khác nhau. Xác định X, Y, Z, T, P, Q, A, B, D và hoàn thành các phương trình hóa học trong sơ đồ trên.

3.2.  Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 5 dung dịch muối sau chỉ dùng một thuốc thử: NaCl; AlCl3; FeCl3; CuCl2; MgCl2.

3.3. Một loại khoáng có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và còn lại là

nguyên tố X về khối lượng. Hãy xác định công thức phân tử của khoáng chất đó.

Câu 4 (6 điểm)

4.1. Để hoà tan hoàn toàn 11,4 gam hỗn hợp E gồm Mg và kim loại M (hoá trị không đổi)

cần vừa đủ V lít dung dịch HNO3 0,5M thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2

N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 16 và dung dịch F. Chia dung dịch F làm hai phần bằng

nhau. Đem cô cạn phần 1 thu được 23,24 gam muối khan. Phần 2 cho tác dụng với dung

dịch NaOH dư thu được 4,35 gam kết tủa trắng. Xác định kim loại M và tìm V.  

4.2. A là dung dịch H2SO4 x (mol/l); B là dung dịch NaOH y (mol/l). Trộn 200 ml dung dịch

A với 300 ml dung dịch B thu được 500 ml dung dịch C. Để trung hòa 100 ml dung dịch C cần

dùng 70 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, trộn 300 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B

thu được 500 ml dung dịch D. Cho 100 ml dung dịch D tác dụng với Al(OH)3 thì thấy hòa tan

hết 4,68 gam Al(OH)3. Tính x, y.

{-- xem toàn bộ nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?