ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11
VIẾT ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO VÀ GỌI TÊN ANKAN VÀ DẪN XUẤT HALOGEN CỦA ANKAN
Câu 1: Viết đồng phân cấu tạo và gọi tên của các ankan và dẫn xuất halogen của ankan sau C4H10, C5H12, C6H14, C7H16, C2H5Cl, C2H4Cl2, C3H7Br, C4H9Br, C5H11Cl.
Câu 2: Gọi tên thay thế các công thức cấu tạo (thu gọn) sau:
a. CH3-C(CH3)2-CH(CH3)-CH2-CH3
b. CH3-CH(C2H5)-CH(CH3)-CH2-CH3
c. CH3-CH2-C(CH3)3
d. CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3
e. CH2Cl-CH(CH3)-CH2-CH3
f. CH3-C(CH3)2-CH(Cl)-CH3
g. CH3-C(CH3)(Cl)-CH3
Câu 3. Xác định tên gọi thay thế của các tên gọi sau
a. 2-metylbutan
b. 3-etyl-3-metylhexan
c. 2,3,3-trimetylhexan
d. 2,2-đimetylpropan
e. 1-clo-2-metylbutan
f. 2-clo-2,3-đimetylpentan
g. 1,2-điclo-3,3-đimetylpentan
h. 3-etyl-2,2-đimetylhexan
BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY
I) Đốt cháy 1 hidrocacbon
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan X cần dùng vừa đủ 3,36 lít (đktc) khí O2, thu được hỗn hợp sản phẩm cháy gồm V lít (đktc) khí CO2 và 4,05 gam nước
a. Xác định công thức phân tử của X và giá trị của V,m
b. Khi brom hóa X (tỉ lệ 1:1) thu được hỗn hợp E gồm 4 sản phẩm thế monobrom.
- Xác định công thức cấu tạo đúng của X
- Viết phương trình tạo thành sản phẩm chính của phản ứng brom hóa trên và gọi tên sản phẩm chính.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan X cần dùng vừa đủ 5,32 lít (đktc) khí O2, thu được hỗn hợp sản phẩm cháy gồm 3,36 lít (đktc) khí CO2 và a gam nước
a. Xác định công thức phân tử của X và giá trị của a,m
b. Khi clo hóa X (tỉ lệ 1:1) thu được hỗn hợp E gồm 4 sản phẩm thế monoclo.
- Xác định công thức cấu tạo đúng của X
- Viết phương trình tạo thành sản phẩm chính của phản ứng clo hóa trên và gọi tên sản phẩm chính.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 ankan X thu được 2,64gam CO2 và 1,26gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của X và giá trị của m
b. Biết khi X tác dụng với Br2 (1:1) cho 5 sản phẩm monobrom.
- Xác định công thức cấu tạo của X
- Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm chính và cho biết tên sản phẩm chính.
Bài 4:Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 ankan A cần dùng V lít không khí (biết thể tích không khí gấp 5 lần thể tích oxi), sản phảm cháy lần lượt cho qua bình đựng CaCl2 k và NaOH làm khối lượng các bình tăng lần lượt 1,8gam và 3,52 gam
a. Xác định CTPT của A, tính giá trị m,V
b. Khi A tác dụng với clo (1:1) cho 2 sản phẩm monoclo và là mạch nhánh.
- Xác định CTCT của A,
- Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm chính và cho biết tên sản phẩm chính.
Bài 5: Oxi hóa hoàn toàn m gam 1 ankan X thì cần 17,92lit O2 (đkc) thu được 11,2lit CO2 (đkc).
a. Xác định CTPT của X và m
b. Khi X tác dụng với Br2 (1:1) tạo ra 4 sản phẩm monobrom.
- Xác định CTCT của X,
- Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm chính và cho biết tên sản phẩm chính
Bài 6: Đốt cháy x mol 1 ankan A mạch hở thu được 22gam CO2 và 10,8 gam H2O
a. Xác định CTPT của A và x
b. Xác định CTCT của A biết A tác dụng clo (1:1) cho 1 sản phẩm monoclo. Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm đó và cho biết tên sản phẩm.
Bài 7: Chất A là 1 ankan thể khí. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lit A cần dùng vừa hết 6,0lit O2 ở cùng đk
a. Xác định CTPT của A
b. Cho A tác dụng với khí Cl2 ở 250C và có ánh sáng. Hỏi có thể thu được mấy dẫn xuất monoclo của A ? Cho biết tên của mỗi dẫn xuất đó. Dẫn xuất nào thu được nhiều hơn.
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,688lit (đkc) 1 ankan X và hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 31,92gam.
a. Xác định CTPT của X
b. Biết X là mạch không phân nhánh tác dụng với brom (1:1) cho 2 sản phẩm monobrom.
- Xác định công thức cấu tạo của X
- Viết phương trình tạo thành sản phẩm có hàm lượng thấp nhất của phản ứng brom hóa trên và gọi tên sản phẩm đó.
Bài 9: Đốt cháy m gam ankan X thu được 2,64gam CO2 và 1,26gam H2O.
a. Xác định CTPT của X và m
b. Clo hóa X tạo thành 2 dẫn xuất monoclo đồng phân.
- Xác định CTCT của X
- Viết phương trình tạo sản phẩm chính của phản ứng clo hóa trên và gọi tên sản phẩm đó.
Bài 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam 1 ankan người ta thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 2,8 gam
a. Xác định CTPT của ankan
b. Xác định CTCT của ankan trên biết khi tác dụng với brom (1:1) tạo 1 dẫn xuất monobrom duy nhất. Viết phương trình tạo sản phẩm brom hóa trên và gọi tên sản phẩm.
II) Đốt cháy hỗn hợp ankan đồng đẳng liên tiếp
Bài 1: Hỗn hợp hai ankan là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên ta thu được 5,6lit CO2 và 6,3gam H2O.
a. XĐ CTPT hai ankan
b. Tính phần trăm khối lượng của mỗi ankan
Bài 2: Hỗn hợp X gồm hai ankan cùng dãy đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X , sản phẩm cháy thu được cho hết vào bình I đựng H2SO4 đặc , bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng bình 1 tăng 6,3gam , bình 2 có 25gam kết tủa xuất hiện.
a. Xác định CTPT của hai ankan trong X
b. Tính phần trăm khối lượng của mỗi ankan
Bài 3: Đốt cháy hết hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 25gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 7,7 gam.
a. Xác định CTPT 2 ankan.
b. Tính phần trăm khối lượng của mỗi ankan
Bài 4: Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam M cần dùng vừa hết 54,88lit O2 đkc.
a. Xác định CTPT
b. Phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M
Bài 5: Một hỗn hợp X gồm hai ankan trong cùng dãy đồng đẳng có khối lượng 10,2gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp người ta dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua các bình đựng H2SO4 đặc và Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng các bình tăng lần lượt là 16,2gam và 30,8gam
a. Tim CTPT của hai ankan nếu chúng là dãy đồng đẳng liên tiếp
b. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankan liên tiếp thu được 2,688lit(đkc) hỗn hợp hơi gồm CO2 và H2O. Hỗn hợp này có tỉ khối so với H2 bằng 1,73
a. Tim CTPT hai ankan
b. Tính % khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ankan A,B ( MA < MB) thuộc cùng dẫy đồng đẳng liên tiếp . Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 85gam kết tủa xuất hiện và thu được dung dịch có khối lượng giảm 27,8gam so với khối lượng dung dịch nước vôi ban đầu
a. Xác định CTPT A,B
b. Tính % số mol mỗi chất trong hỗn hợp x
Bài 8**: Hỗn hợp khí X gồm 3 ankan liên tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó có hai ankan có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam x rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 226,55gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 148,05gam. Xác định CTPT và %V của mỗi chất trong X.
III) Đốt cháy hỗn hợp hai ankan đồng đẳng không liên tiếp
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp A gồm hai ankan ( đk thường, ở thể khí có khối lượng mol phân tử hơn kém nhau 28g) sản phẩm tạo thành cho đi qua bình đựng P2O5 và bình CaO. Bình đựng P2O5 nặng thêm 9 gam. Còn bình đựng CaO nặng thêm 13,2gam. Xác định CT 2 ankan và thể tích O2 (đkc) cần để đốt cháy hỗn hợp
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng ( thể khí ở đk thường hơn kém nhau 2 nguyên tử C) cần dùng 30,08gam O2 thu được 12,544 lit O2 đkc)
a. Xác định CTPT của hai ankan
b. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X.
Bài 3: Hỗn hợp M ở thể lỏng chứa hai ankan.Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 63,28lit không khí đkc. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 36gam ↓
a. Tính khối lượng hỗn hợp M biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí
b. Xác định CTPT và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M nếu biết thêm rằng hai ankan khác nhau hai nguyên tử C.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Đông Anh, để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!