Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hồ Xuân Hương lần 2 có đáp án

SỞ GD&DT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT HỒ XUÂN HƯƠNG

 (Đề thi gồm 04 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II

Năm học 2019 - 2020

Môn: SINH HỌC 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................

Câu 81: Nước và các ion khoáng từ tế bào lông hút , trước khi vào mạch gỗ của rễ phải đi qua:

A. Tế bào lông hút      B. Tế bào nội bì.          C. Tế bào biểu bì.        D. Khí khổng.

Câu 82: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, bầu, bí…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng trên được gọi là gì ?

A. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt.                                     B. Rỉ nhựa.

C. Ứ giọt.                                                           D. Trào nước.

Câu 83: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

A. đường phân.                                                 B. chu trình crep.

C. tổng hợp Axetyl – CoA.                                 D. chuổi chuyển êlectron.

Câu 84: Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì

A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.

B. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.

C. lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được.

D. lượng N2 trong không khí quá thấp.

Câu 85: Cho các phát biểu sau:

1. máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi.

2. nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể.

3. người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em.

4. hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ.

5. tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha.

6. sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 2                                B. 1                                C. 5                                D. 4

Câu 86: Huyết áp là:

A. Áp lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Câu 87: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.      B. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

C. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.       D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

Câu 88: Qúa trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất mang.

       Phương án đúng là

A. 1. 3.                          B. 1, 4.                           C. 2, 3.                           D. 2, 4.

Câu 89: Sự tiêu hoá ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

Câu 90: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:

A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 91: Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy nước vôi trong thế nào ?

A. Nước vôi trong ngã sang màu hồng.           B. Nước vôi trong vẫn trong như ban đầu.

C. Nước vôi trong bị vẩn đục.                          D. Nước vôi trong ngã sang màu xanh da trời.

Câu 92: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 93: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:

1. Rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường      

2. Lông hút bị chết

3. Cân bằng nước trong cây bị phá hủy           

4. Không hình thành được lông hút mới         

Tổ hợp phương án đúng là

A. 1, 3.                          B. 1, 2, 3, 4.                  C. 2, 4.                           D. 1, 2, 3.

Câu 94: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Cơ quan sinh sản

B. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 95: Khi bón phân cho cây trồng cần bón với liều lượng như thế nào?

A. Liều lượng tối ưu.

B. Liều lượng cao quá mức.

C. bón ít để không lãng phí.

D. Thích bón bao nhiêu cũng được tuỳ điều kiện gia đình.

Câu 96: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa :

A. trong không bào tiêu hóa.                            B. trong túi tiêu hóa

C. trong ống tiêu hóa.                                        D. ngoài tế bào.

Câu 97: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

A. ATP.                         B. ATP, NADPH.         C. NADPH.                   D. O2.

Câu 98: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:

A. Lá và rễ                    B. Giữa rễ và thân       C. Giữa thân và lá       D. Giữa cành và lá

Câu 99: Cho các hiện tượng sau:

1. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.

2. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước nguồn phân.

3. Cây trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xoè lá khi mặt trời mọc.

4. Rễ cây mọc tránh chất gây độc.

5. Vận động quấn vòng của tua cuốn.

       Hiện tượng nào thuộc tính hướng động.

A. 3, 5.                          B. 3, 4, 5                       C. 1, 2, 4.                      D. 1, 2, 4, 5.

Câu 100: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

B. Máu đến các cơ quan chậm nên không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

C. Tốc độ máu chảy chậm, máu đi được xa.

D. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình.

Đáp án trắc nghiệm từ câu 81-100 Đề KSCL môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020

81

B

82

C

83

A

84

A

85

C

86

A

87

C

88

A

89

D

90

C

91

C

92

C

93

B

94

B

95

A

96

A

97

D

98

A

99

C

100

A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 của tài liệu Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hồ Xuân Hương lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: 

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Thảo luận về Bài viết

Có Thể Bạn Quan Tâm ?