SỞ GD&ĐT TP HCM TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1:(2 điểm)
Hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
a) NH3 → NO → NO2 → HNO3 → H3PO4
b) HNO3 → CO2 → (NH4)2CO3 → NH3 → Al(OH)3
Câu 2:(2 điểm)
Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Na3CO3, Na3PO4, NaCl, NH4Cl, NaNO3
Câu 3:(1 điểm)
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa
a) Cho từ từ H2SO4 đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2
b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
Câu 4:(1 điểm)
Thực hiện thí nghiệm theo hình vẽ bên.
Biết rằng khí X sinh ra đi vào bình A từ từ đến dư.
a. Xác định khí X viết phương trình phản ứng minh họa
b. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong bình A.
Câu 5:(1,5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam hợp chất hữu cơ X thu được 13,44 lít CO2, 9,72 gam H2O và 1,344 lít khí N2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Lập công thức đơn giản nhất, suy ra công thức phân tử của X. Biết rằng khi làm bay hợi 29,4 gam X thì thu được 4,48 lít hơi (đktc)
Câu 6:(2,5 điểm)
Cho 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tan hết trong dung dịch HNO3 1M loãng, dư thu được 4,032 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch A.
a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 1M đã dùng, biết rằng đã dùng dư 15% so với lượng cần thiết.
c) Cô cạn dung dịch A thu được hỗn hợp các muối khan. Nung hỗn hợp muối trên đến khối lượng không đổi thì thấy khối lượng muối giảm a gam. Tìm a.
Biết rằng hiệu suất mỗi phản ứng nhiệt phân đều bằng 60%.
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. (2điểm)Viết phương trình phản ứng hóa học thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):
NH4NO2 → N2 → NH3 → (NH4)2SO4 → NH4NO3 → NH3 → N2 → NO → NO2
Câu 2. (2điểm)Phân biệt các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học.Viết phương trình phản ứng minh họa: K2CO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, KNO3
Câu 3. (2điểm)Viết phương trình phân tử, phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch NaOH.
b. Cho CaCO3 vào dung dịch HCl.
c. Cho dd Na2CO3 vào dd Ca(NO3)2
d. Cho dd NaOH vào dd NaHCO3
Câu 4. (1 điểm) Viết phương trình hóa học các phản ứng để chứng minh:
a) Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính
b) Nitơ là chất khử, nitơ là chất oxi hóa.
Câu 5. (2 điểm)Trộn 400 ml dung dịch HCl 0,1M với 600 ml dung dịch KOH 0,05M thu được dung dịch A. Bỏ qua sự điện li của nước.
a. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A.
b. Tính pH của dung dịch A.
Câu 6. (1 điểm)Dung dịch (X) chứa 0,2 mol Mg2+, 0,1 mol R2+, x mol SO42-, 0,4 mol Cl-, khi cô cạn dung dịch thu được 35gam chất rắn. Xác định tên của R.
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: (2 điểm)
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
CH3COONa → metan → axetilen → etilen → ancol etylic → etilen → etan
Câu 2: (1 điểm)
Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có tên gọi sau, gọi lại tên cho đúng (nếu sai)
a. 3-etyl-2,2-đimetyl pentan. b. 2,3-đimetyl butan.
b. 2-etyl pent-2-en. c. 2-metyl but-1-en.
Câu 3: (2 điểm)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
b. 2,2,4-trimetyl pentan + Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ mol 1 : 1) chỉ viết sản phẩm, không cần viết phản ứng.
Câu 4: (2 điểm)
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân có cùng công thức phân tử C6H14.
Câu 5: (1 điểm)
Cho 5,04 gam anken X vào dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xong thu được 24,24 gam sản phẩm cộng. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X.
Câu 6: (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 5,6lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propan thì thu được sản phẩm cháy có chứa 12,6 gam H2O.
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Hấp thụ toàn bộ lượng sản phẩm cháy trên vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
ĐỀ SỐ 4:
A-TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Loại phân bón nào sau đây không chứa nitơ?
A. Phân phức hợp. B. Phân đạm. C. Supephotphat. D. Phân hỗn hợp.
Câu 2: Chất nào vừa có tính bazơ, vừa có tính khử?
A. NH4NO3. B. NH3. C. HNO3. D. N2.
Câu 3: Khoáng chất nào sau đây không phải là dạng thù hình của cacbon?
A. Than gỗ. B. Than chì. C. Kim cương. D. Thạch cao.
Câu 4: Quặng Apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2) được dùng để sản xuất nguyên tố nào sau đây?
A. Oxi. B. Canxi. C. Phôtpho. D. Flo.
Câu 5: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag2O, NO2, O2.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây tạo kết tủa màu vàng khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. NaNO3. B. NaCl. C. Na3PO4. D. NaOH.
Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, nitơ và photpho là những nguyên tố thuộc nhóm
A. IIIA. B. IVA. C. IIA. D. VA.
Câu 8: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4.
(c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3.
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào?
A. (c). B. (d). C. (b). D. (a).
Câu 9: Khí X có tính chất sau: không màu, nặng hơn không khí và là khí gây cười. Cho phương trình hóa học sau:
aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + d(X) + eH2O
Tổng hệ số (a + b) sau khi tối giản của phản ứng trên là
A. 6. B. 46. C. 5. D. 38.
Câu 10: Cho sơ đồ biến hoá sau: P → X → Y → Ca3(PO4)2 → Z
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. P2O5,H3PO4, P. B. P2O5,H3PO4, P2O5. C. P2O3,H3PO3,P. D. P2O3,P2O5, H3PO4
Câu 11: Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.
B. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
Câu 12: Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch chất X thấy xuất hiện kết tủa trắng, đun
nóngnhẹ có khí mùi khai xuất hiện. Chất X là
A. NH4Cl. B. (NH4)2CO3. C. Na2SO4. D. NaHCO3.
B-TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
NH3 → NO → NO2 → HNO3 → H3PO4
Câu 2: (2,0 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong lọ mất nhãn sau, viết phương trình hóa học các phản ứng minh họa.
Na2CO3, KCl, K3PO4, BaCl2, NaNO3
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho 15,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch Y và 5,376 lít khí không màu dễ hóa nâu ngoài không khí (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp muối, nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng Z.
Câu 4A: (1,0 điểm)
Cho 61,6 gam KOH tác dụng với 200 gam dung dịch H3PO4 39,2%. Hỏi thu được muối gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng mỗi muối.
Câu 4B: (1,0 điểm)
Cho 8,19 gam kim loại X (hóa trị 2) tác dụng vừa đủ với 315 ml dung dịch HNO3 1M thu được 0,672 lít khí N2O (đktc). Định tên kim loại X.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.