Đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 năm 2019 - Trường THPT Liễn Sơn

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

 

ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2018-2019

 MÔN: LỊCH SỬ- Khối 11

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1. Tại sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông. Ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?

Câu 2. Nhà nước Lý, Trần (thế kỉ XI - XIV) đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?

Câu 3. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là gì? Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc những năm cuối thế kỉ XIX?

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Ý nghĩa của sự kiện đó?

Câu 5. Nêu điều kiện lịch sử và nhận xét về kết cục phong trào yêu nước ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX.

Câu 6. Lê – Nin đóng vai trò như thế nào với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 7. Vì sao nói từ 1917 – 1945, “chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động”?

Câu 8. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, giới cầm quyền Mĩ đã lựa chọn giải pháp nào? Vì sao?

Câu 9. Trình bày khái quát về phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á từ 1918 – 1939.

Câu 10. Rút ra nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2018-2019

Câu 1: Tại sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông. Ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?

* Tại sao……..

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên tiếp thu được những thành tựu của văn hóa phương Đông.

- Cuộc sống bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên tiếp thu được những thành tựu của văn hóa phương Đông.

- Cuộc sống bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.

* Ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?

+ Lịch và thiên văn (âm lịch và dương lịch).

+ Chữ viết, đặc biệt là hệ thống chữ cái A, B, C…..

+ Chữ số, đặc biệt là chữ số 0.

+ Các thành tựu khoa học: Toán học, Vật lý, Lịch sử, Địa lý….

Câu 2: Nhà nước Lý, Trần (thế kỉ XI - XIV) đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?

- Nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang: nhà Lý chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. Nhà Trần cho phép vương hầu, quý tộc chiêu tập những người không có sản nghiệp khai hoang, lập điền trang (1266).

- Nhà nước quan tâm tới công tác đê điều, thủy lợi: nhà Lý cho đào kênh máng, đắp đê. Nhà Trần tổ chức đắp đê “quai vạc” (1248), đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc sửa đắp đê điều.

- Nhà nước có những biện pháp khuyến khích sản xuất: lễ cày “tịch điền”, luật bảo vệ sức kéo…

- Những chính sách trên đã thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ yếu của quốc gia…

Câu 3:

- Đế quốc Nhật Bản có đặc điểm là: đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến.

- Biểu hiện:

+ Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành Duy tân đất nước đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật, biến Nhật Bản thành một nước đế quốc 30 năm cuối của thế kỉ XIX.

+ Xuất hiện nhiều công ty độc quyền: Mít- xưi; Mít-su-bi-si,…. Các công ty này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ,….và có khả năng chi phối và lũng đoạn nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

+ Chính quyền Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược, bành trướng gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược: Trung – Nhật (1894 – 1895); Nga – Nhật (1904 – 1905),…

Câu 4:

- Sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp tư sản Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) được thành lập cuối năm 1885.

- Ý nghĩa:

+ Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ (đồng thời là chính đảng của giai cấp tư sản thành lập sớm nhất ở châu Á).

+ Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị, nắm quyền lãnh đạo cách mạng Ấn Độ theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 5:

- Điều kiện lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX:

+ Chế độ phong kiến Trung Quốc, dưới sự cai trị của triều đình nhà Thanh đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, đứng trước nguy cơ trở thành “miếng mồi” bị các nước đế quốc phân chia, xâu xé. Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842), cuối thế kỉ XIX cơ bản Trung Quốc bị các nước Anh, Pháp, Đức,… xâu xé xong.

+ Trước hành động xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến.

- Nhận xét về kết cục các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX:

Cuối TK XIX, Trung Quốc có một số phong trào tiêu biểu như: Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, phong trào Duy Tân, phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Các phong trào này diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú, theo khuynh hướng nông dân chống phong kiến, nông dân chống đế quốc hoặc dân chủ tư sản nhưng đều thất bại.

Câu 6:

- Lê – Nin đóng vai trò quan trọng lãnh đạo trực tiếp, quyết định trong thắng lợi cách mạng tháng Mười:

+ Lê – Nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cuộc cách mạng tháng Mười để lật đổ chính quyền tư sản lâm thời sau cách mạng tháng Hai.

+ Lê – Nin đã trực tiếp soạn thảo bản Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Lê – Nin trực tiếp về nước vạch kế hoạch và chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát, tuyên bố thành lập chính phủ Xô Viết sau khi giành được thắng lợi.

Câu 7: Từ 1917 – 1945, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua nhiều biến động:

+ Cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, Nga đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nằm giữa vòng vây các nước tư bản. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.

+ Từ 1918 – 1945 chủ nghĩa tư bản trải qua nhiều thăng trầm, biến động: 1918 – 1929 các nước tư bản dần ổn đinh và phát triển; 1929 – 1933 lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng đưa đến sự ra đời chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản dẫn đến chiến tranh thế giới 2.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc làm thay đổi tương quan các nước tư bản: Đức, Nhật, Pháp, Anh suy yếu riêng Mĩ giàu lên nhanh chóng.

Câu 8:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội buộc các nước tư bản phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Anh, Pháp Mĩ lựa chọn cải cách kinh tế, chính trị, xã hội; Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa tiến hành chiến tranh chia lại thế giới.

- Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, chính quyền Mĩ (Tổng thống Ru-dơ-ven), đã đề ra một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế - tài chính và chính trị xã hội được gọi là chính sách mới – duy trì chế độ tư sản.

- Vì: Mĩ là nước có nhiều thuộc địa, có tiềm lực về mặt kinh tế…..

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi chọn HSG môn Lịch Sử 11 năm 2019 - Trường THPT Liễn Sơn (có lời giải chi tiết), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?