BỘ 10 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN HÓA 11 NĂM 2019
ĐỀ 1:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để nhận biết dung dịch amoniac, người ta đưa đầu đũa thủy tinh có tẩm hóa chất vào miệng lọ đựng dung dịch amoniac. Hóa chất được dùng là
A. dung dịch HCl. B. dung dịch KOH. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch KNO3.
Câu 2: Nạp đầy khí amoniac vào bình thủy tinh, đậy bằng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn. Nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu nước có pha dung dịch phenolphtalein. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Khí trong bình thủy tinh chuyển thành màu hồng
B. Nước trong chậu từ không màu chuyển thành màu hồng
C. Nước trong chậu phun vào bình thủy tinh thành những tia màu hồng
D. Nước từ chậu tràn vào bình thủy tinh
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Trong axit nitric, nitơ hóa trị 4
B. Trong axit nitric, nitơ hóa trị 5
C. Nitơ có số oxi hóa +5 trong axit nitric
D. Có 1 liên kết cho nhận trong công thức cấu tạo của axit nitric
Câu 4: Nhận biết NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3
A. BaCl2 B. AgCl C. NaOH D. Ba(OH)2
Câu 5: Nhiệt phân AgNO3 thu được các chất thuộc phương án nào:
A. Ag2O, O2 B. Ag2O, NO2 , O2 C. Ag2O, NO2 D. Ag, NO2 ,O2
Câu 6: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M thu được V lit (đktc) khí NO sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 0,672 B. 0,448 C. 0,224 D. 0,336
Câu 7: Cho 38,4 g Cu tan trong 2,4 lít dd HNO3 0,5M thu được V lít NO(đktc, sản phẩm duy nhất). Giá trị của V là:
A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 5,6
Câu 8:Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 5 B. 7 C.9 D.2
Câu 9: Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong Oxi có chất xúc tác platin B. Nhiệt phân NH4NO3
C. Nhiệt phân AgNO3 D. Nhiệt phân NH4NO2
Câu 10: Phương trình phản ứng giữa Ag và HNO3 loãng. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học là:
A. 12 B. 14 C. 13 D. 15
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo thành muối Na2HPO4. Tìm khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?
A. 24 gam B. 75 gam C. 50 gam D. 16 gam
Câu 12: Cho 3,2 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc. Thể tích khí NO2 (đktc) là
A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít
Câu 13: Phương pháp phản ứng nào sau dùng để điều chế nitơ trong công nghiệp.
A. Tất cả đều sai.
B. NH4NO3 → N2 + 2H2O
C. Chưng phân đoạn không khí lỏng để tách N2 khỏi hỗn hợp không khí lỏng
D. NH3 → N2 + H2
Câu 14: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 8,5 g NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích được đo ở đktc.
A. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2 B. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2 D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
Câu 15: Kim loại M phản ứng dd HCl, dd Cu(NO3)2,dd HNO3 đặc nguội. Kim loại M là:
A. Al B. Ag C. Fe D. Zn
Câu 16: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. Li3N, AlN B. Li2N3, Al2N3 C. Li3N2, Al3N2 D. LiN3, Al3N.
Câu 17: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là không đúng?
A. Số hiệu nguyên tử của nito bằng 7.
B. Cấu hình e của N là: 1s22s22p3
C. Ba electron ở phân lớp 2p của N có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
D. Nguyên tử N có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 electron.
Câu 18: Trong hợp chất nào sau đây nitơ có số oxi hóa cao nhất?
A. NH4Cl B. N2O5 C. NO2 D. Mg3N2
Câu 19: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng?
A. NH3, N2O5, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5
C. NO2, N2, NO, N2O3 D. N2, NO, N2O, N2O5
Câu 20: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn
Câu 21: Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Cu sẽ tan nếu thêm vào đó.
A. Muối KNO3 B. Khí O2
C. Dung dịch HNO3 D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Hòa tan 12,8g kim loại hóa trị II trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60% (D = 1,365g/ml), thu được 8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là:
A. đồng; 61,5ml B. chì; 65,1 ml C. thủy ngân;125,6 ml D. sắt; 82,3 ml
Câu 23: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. sau phản ứng dung dịch có các muối:
A.KH2PO4 và K2HPO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K3PO4 D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
Câu 24: Để m gam Fe ngoài không khí sau thời gian được 12g hỗn hợp B gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp B tác dụng với HNO3 thì được 2,24 lít NO (đktc). Giá trị của m là
A. 11,8 B. 10,08 C. 9,8 D. 8,8
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1.
1.1: Hoàn thành phương trình hóa học
a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
b. Fe3O4 + HNO3 → ? + NxOy + ?
1.2: Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau:
NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu
Câu 2. Cho hỗn hợp gồm 4 kim loại có hoá trị không đổi: Mg, Ni, Zn, Al được chia làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2.
Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lit một khí không màu hoá nâu ngoài không khí (các thể tích đo ở đkc).
Tính giá trị của V
ĐỀ 2:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4đ) ( Khoanh tròn vào câu đúng nhất)
Câu 1: Cấu hình ngoài cùng của các nguyên tố nhóm Nitơ (nhóm VA) là
A. ns2 np5 B. ns2 np3
C. (n-1)s2 np3 C. (n-1)d10 ns2 np3
Câu 2: Trong nhóm N, đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lượng ion hoá giảm
B. Độ âm điện các nguyên tố giảm
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng
D. Tất cả các nguyên tố đều thể hiện tính phi kim
Câu 3: Hiện tượng quan sát được dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. CuO không đổi màu.
B. CuO chuyển từ đen sang vàng.
C. CuO chuyển từ đen sang màu xanh.
D. CuO chuyển từ đen sang màu đỏ, có hơi H2O ngưng tụ.
Câu 4: Kim loại tác dụng HNO3 không tạo chất nào sau đây
A. NH4NO3 B. NO C. NO2 D. N2O5
Câu 5: HNO3 không thể hiện tính oxi hoá mạnh với chất nào sau đây
A. Fe3O4 B. Fe(OH)2 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 6: Cho FeCO3 tác dụng HNO3. Sản phẩm khí hoá nâu một phần ngoài không khí và một muối kim loại là:
A. CO, NO2, Fe(NO3)2 B. CO2, NO, Fe(NO3)3
C. CO2, NO2, Fe(NO3)2 D. CO2, NO2, Fe(NO3)3
Câu 7: Trong dung dịch H3PO4 có các ion sau
A. H+, HPO , PO B. H+, PO
C. H+, HPO , H2PO D. H+, HPO , H2PO , PO
Câu 8 : Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. sau phản ứng dung dịch có các muối:
A.KH2PO4 và K2HPO4 B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K3PO4 D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
Câu 9: Chọn công thức đúng của apatit
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(PO3)2 C. 3Ca3(PO4)2CaF2 D. CaP2O7
Câu 10: Hòa tan 1,2 g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở đktc (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2). Vậy X là:
A. Zn B. Cu C. Mg D. Al
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 10 đề kiểm tra 45 phút môn Hóa 11 năm 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!