Bộ 6 đề thi khảo sát lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019 - Trường THPT Lục Nam

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT LỤC NAM

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 1- THÁNG 10 - 2018

Môn thi : Hoá Học

Thời gian làm bài: 90 phút;

(25 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận)

 

Đề số 1:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ion H+ khi tác dụng với ion nào dưới đây sẽ có khí bay ra ?

A. CH3COO-.                  B. CO32-.                          C. OH-.                            D. SO42-.

Câu 2: Trộn 300ml dung dịch BaCl2 0,1M với 200ml dung dịch H2SO4 0,1M đến khi phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 2,33g.                          B. 6,99g.                          C. 9,32g.                          D. 4,66g.

Câu 3: Dẫy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là 

A. Al3+ , NH4+, Br-, OH-                                            B. Ag+, Na+, NO3-, Cl-

C. H+, Fe3+, NO3-, SO42-                                          D. Mg2+, K+, SO42-, PO43-

Câu 4: Nguyên tố X thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Q là oxit cao nhất của X, trong đó oxi chiếm 74,07% khối lượng. Công thức phân tử hợp chất khí với hiđro của X là

A. NH3.                           B. PH3.                            C. AsH3.                          D. SbH3.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:

A. KCl rắn, khan.                                                    B. Nước biển.

C. dung dịch KCl trong nước.                                D. Nước sông, hồ, ao.

Câu 6: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4

A. +6.                              B. +4.                               C. +2.                              D. -6.

Câu 7: Trong 1 dung dịch có nồng độ ion [H+]= 10-3M. pH của dung dịch này bằng

A. 3.                                 B. 2.                                 C. 11.                               D. 13.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam X trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 29,35%.                      B. 70,65%.                       C. 40,25%.                      D. 59,75%.

Câu 9: Để phân biệt oxi và ozon người ta có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?

A. KOH.                          B. H2SO4.                        C. Ag.                              D. Cu.

Câu 10: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3-

A. Fe(NO2)2.                    B. Fe(NO3)2.                    C. Fe(NO3)3.                    D. Fe(NO2)3.

Câu 11: Hỗn hợp A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với hiđro là 20. Hỗn hợp B có CO và H2. Tính số mol A cần để đốt cháy hết 1 mol B?

A. 0,3 mol.                       B. 0,4 mol.                       C. 0,2 mol.                       D. 0,5 mol.

Câu 12: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd NaOH  nồng độ b mol/l được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của b là

A. 0,18M.                        B. 0,06M.                        C. 0,2M.                          D. 0,12M.

Câu 13: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là axit?

A. C2H5OH.                    B. H2SO4.                        C. KOH.                          D. NH3.

Câu 14: Phản ứng NaOH  + HCl → NaCl  + H2O  có phương trình ion thu gọn là

A. Na+  +  Cl- → NaCl.                                           B. H+  +  OH- → H2O.

C. NaOH  +  H+  → Na+  +  H2O.                           D. OH-  +   HCl → H2O + Cl-.

Câu 15: Dung dịch nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịch AgNO3?

A. NaBr.                          B. NaF.                           C. KI.                              D. HCl.

Câu 16: Chất nào sau đây là  chất điện li?

A. KNO3.                                                                B. C12H22O11(saccarozơ).

C. CH.                                                                   D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 17: Trong các chất sau: Mg, Cl2, H2S, O2, dung dịch KMnO4, có bao nhiêu chất khi phản ứng với SO2 thì SO2 thể hiện tính khử ?

A. 4.                                 B. 2.                                C. 3.                                 D. 5.

Câu 18: Trong các dung dịch cùng nồng độ mol sau, dung dịch nào có pH nhỏ nhất ?

A. KNO3.                        B. HCl.                            C. NaNO3.                       D. KOH.

Câu 19: Cho quỳ tím vào dung dịch NH3 quỳ tím chuyển thành màu

A. đỏ.                               B. vàng.                          C. Xanh.                          D. Không đổi màu.

Câu 20: ở điều kiện thường Nitơ là một chất ở trạng thái

A. lỏng.                            B. vừa khí vừa lỏng.       C. rắn.                              D. khí.

Câu 21: Trong dung dịch CuCl2 0,1M nồng độ ion Cl- bằng

A. 0,1M.                          B. 0,05M.                        C. 0,3M.                          D. 0,2M.

Câu 22: Dung dịch X có Fe2+ 0,1 mol ; H+ 0,2 mol và SO2-4.  Dung dịch Y có chứa Na+ 0,3 mol ; Ba2+ 0,1 mol và OH-. Trộn dung dịch X với dung dịch Y thì thu được kết tủa có khối lượng là:

A. 27,8 gam.                    B. 55,6 gam.                   C. 32,3 gam.                    D. 23,3 gam.

Câu 23: Cho các dd sau: NaOH, HCl, NaHCO3, NaHSO4 và BaCl2. Trộn các dd đó với nhau theo từng đôi một. Số cặp xảy ra phản ứng?

A. 5.                                 B. 7.                                C. 4.                                 D. 6.

Câu 24: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,40M.                        B. 0,20M.                         C. 0,48M.                        D. 0,24M.

Câu 25: Phản ứng nào sau đây đúng?

A. Fe + Cl2 → FeCl2.                                               B. Fe2O3 + 6HI → 2FeI3 + 3H2O.

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.              D. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2↑ .

II. Tự luận

Câu 1 (1,0 điểm): Trong các chất sau: S, SO2, H2S, SO3. Có bao nhiêu chất có thể tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng? Viết phương trình xảy ra.

Câu 2 (1,0 điểm): Nhận biết các dung dịch mất nhãn (đựng trong các lọ riêng biệt) sau bằng phương pháp hóa học: NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, H2SO4 chỉ được dùng 1 thuốc thử duy nhất. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3: (1 điểm) Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42_,  NH4+,  Cl-. Chia dd E thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dd NaOH dư,đun nóng,được 5,8g  kết tủa và 6,72 lit khí(đktc). Phần 2 tác dụng với dd BaCl2 dư được 23,3g  kết tủa. Tính tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E.

Câu 4 (1,0 điểm): Hoà tan 56,2 gam hỗn hợp 2 muối BaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 46,6 gam kết tủa. Tính thành phần % về số mol của MgCO3, CaCO3 trong hỗn hợp đầu.

Câu 5 (1,0 điểm): Hòa tan hỗn hợp rắn X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với hiđro là 19,2 và dung dịch B. Cho B phản ứng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa tạo thành và nung đến khối lượng không đổi được 2,82 gam chất rắn. Biết rằng mỗi chất trong hỗn hợp chỉ khử HNO3 tạo thành một chất. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu (biết trong hỗn hợp X số mol Zn bằng số mol FeCO3).

Đề số 2:

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các dung dịch cùng nồng độ mol sau, dung dịch nào có pH nhỏ nhất ?

A. HCl.                            B. KOH.                          C. NaNO3.                       D. KNO3.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây đúng?

A. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2↑ .                              B. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.

C. Fe + Cl2 → FeCl2.                                                  D. Fe2O3 + 6HI → 2FeI3 + 3H2O.

Câu 4: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4

A. +6.                              B. +4.                               C. +2.                              D. -6.

Câu 5: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3-

A. Fe(NO3)3.                    B. Fe(NO2)2.                    C. Fe(NO3)2.                    D. Fe(NO2)3.

Câu 6: Cho quỳ tím vào dung dịch NH3 quỳ tím chuyển thành màu

A. Xanh.                          B. đỏ.                               C. vàng.                           D. Không đổi màu.

Câu 7: Trộn 300ml dung dịch BaCl2 0,1M với 200ml dung dịch H2SO4 0,1M đến khi phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 2,33g.                          B. 4,66g.                          C. 6,99g.                          D. 9,32g.

Câu 8: ở điều kiện thường Nitơ là một chất ở trạng thái

A. lỏng.                            B. khí.                              C. rắn.                              D. vừa khí vừa lỏng.

Câu 9: Dung dịch X có Fe2+ 0,1 mol ; H+ 0,2 mol và SO2-4.  Dung dịch Y có chứa Na+ 0,3 mol ; Ba2+ 0,1 mol và OH-. Trộn dung dịch X với dung dịch Y thì thu được kết tủa có khối lượng là:

A. 55,6 gam.                    B. 23,3 gam.                    C. 32,3 gam.                    D. 27,8 gam.

Câu 10: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,48M.                        B. 0,20M.                         C. 0,40M.                        D. 0,24M.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 6 đề thi khảo sát lần 1 môn Hóa học 11 năm 2019 - Trường THPT Lục Nam, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?