ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA 11 – BÀI SỐ 2 - HKI
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. N2O. B. NO. C. N2. D. NO2.
Câu 2. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. NH4NO2. B. (NH4)2SO4. C. NH4HCO3. D. CaCO3.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn m (g) Zn vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,025 mol khí N2 và 0,15 mol khí NO2 (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị m là
A. 1,3g B. 11,375 g C. 13g D. 6,5g
Câu 4. Khi nhiệt phân ZnNO3 thu được những sản phẩm nào?
A. Zn, NO,O2. B. Zn, NO2, O2. C. ZnO, NO2, O2. D. ZnO, NO, O2.
Câu 5. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là:
A. Giấy quỳ mất màu.
B. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
C. Giấy quỳ không chuyển màu.
D. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
Câu 6. Axit H3PO4 và axit HNO3 cùng phản ứng với nhóm các chất nào sau đây:
A. NH3, BaO, NaOH
B. MgCl2; NaOH; Na2S
C. CaO, FeCl2, KOH.
D. CaCl2; NaOH; K2O.
Câu 7. Tính oxi hoá của P thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. 2P + 5Cl2 →2PCl5
B. 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
C. 2P + 3Mg → Mg3P2
D. 4P + 5O2 → 2P2O5
Câu 8. Phản ứng 2M(NO3)2 → 2MO + 4NO2 + O2. M là kim loại:
A. Ca B. Ag C. Cu D. Hg
Câu 9. Phương pháp điều chế H3PO4 trong công nghiệp là:
A. H2SO4 đặc, Ca3(PO4)2
B. P, HNO3 loãng.
C. Ca3(PO4)2, HNO3 đặc.
D. P2O5, H2SO4 đặc.
Câu 10. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm thường có màu vàng hoặc nâu là do:
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu.
B. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
C. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu.
D. HNO3 bị phân hủy một phần tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng.
Câu 11. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.
A. Li, Mg, Al B. H2 ,O2 C. Li, H2, Al D. O2 ,Ca,Mg
Câu 12. Sau khi nung 8,88g Mg(NO3)2 ở nhiệt độ cao thu được 4,02g chất rắn. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là:
A. 85% B. 75% C. 45% D. 25%
Câu 13. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu nâu. B. khói màu tím. C. khói màu vàng. D. khói màu trắng.
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn 10,125 kim loại M vào dung dịch HNO3 lấy dư thu được 25,2 lít khí nitơ dioxit (đktc). Kim loại M là
A. Cu B. Zn C. Mg D. Al
Câu 15. Phản ứng giữa Fe với HNO3 dư tạo ra khí NO. Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng (sau khi đã cân bằng) trong phương trình oxi hóa - khử này là:
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 16. Cho các chất sau: Cu (1), CaCl2 rắn (2), P (3), FeCl2 (4), CuO (5). HNO3 đặc phản ứng với
A. 2, 3, 5 B. 1, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 5
Câu 17. Phát biểu không đúng là
A. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
B. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Khí NH3 nặng hơn không khí.
Câu 18. Nạp 10 lít N2 và 35 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng có thể tích là 42 lít (các khí đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 15% B. 20% C. 25% D. 10%
Câu 19. Tìm các tính chất của photpho trắng trong các tính chất dưới đây:
1. Có cấu trúc polime;
2. Mềm, dễ nóng chảy.
3. Tự bốc cháy trong không khí
4. Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử
5. Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da
6. Bền trong không khí ở nhiệt độ thường
7. Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối
A. 1, 2, 3, 6, 7 B. 2, 3, 4, 5, 7 C. 2, 3, 4, 7 D. 1, 3, 4, 7
Câu 20. Có các mệnh đề sau :
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.;
(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit;
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2;
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Các mệnh đề đúng là
A. (2) và (4). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (2) và (3).
Câu 21. Phải dùng bao nhiêu lít khí N2 và bao nhiêu lít khí H2 để điều chế 3,4g NH3? Biết hiệu suất chuyển hoá amoniac là 15%. Các thể tích đo ở đktc.
A. 14,93 lít N2 và 44,8 lít H2
B. 44,8 lít N2 và 14,93 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 44,8 lít H2
D. 14,39 lít N2 và 44,8 lít H2
Câu 22. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 250ml dung dịch NH4NO3 1,5M, đun nóng nhẹ, Thể tích chất khí thu được ở (đktc) là
A. 33,6 lít B. 8,4 lít C. 4,8 lít D. 5,6 lít
Câu 23. Sự có mặt của NO2 trong không khí gây ra một số tác động:
A. Làm cho không khí bị ô nhiễm
B. Gây ảnh hưởng đền tầm nhìn
C. Góp phần gây ra hiện tượng mưa axit
D. Cả A,B,C
Câu 24. "Sau thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc, tạo thành khí độc hại. Biện pháp xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường là nút ống nghiệm bằng bông tẩm . . ."
A. nước B. dung dịch NaOH C. dung dịch NaCl D. cồn
Câu 25. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3
B. AgNO3, Hg(NO3)2.
C. Hg(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, AgNO3.
Câu 26. Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch KCl, KNO3, K3PO4 là:
A. Quỳ tím.
B. Cu, quỳ tím và AgNO3.
C. Cu
D. Dung dịch AgNO3.
Câu 27. Thêm 0,35 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,15 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:
A. NaH2PO4 và Na3PO4 B. NaH2PO4 và Na2HPO4 C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4
Câu 28. HNO3 loãng tác dụng với C sản phẩm thu được là:
A. NO2, H2O B. NO2, CO2, H2O C. NO, CO2, H2O D. N2O3, CO2, H2O
Câu 29. Tính khối lượng các chất tan thu được khi cho 24,85g P2O5 vào 90g dung dịch NaOH 40%.
A. 32,8g Na2HPO4; 21,3g Na3PO4
B. 24,6g Na2HPO4; 28,4g Na3PO4
C. 21,3g Na2HPO4; 32,8g Na3PO4
D. 28,4g Na2HPO4; 24,6g Na3PO4
Câu 30. Cho a gam hỗn hợp gồm (NH4)2CO3 và NH4Cl tác dụng với một lượng dư Ca(OH)2 đun nóng thu được 15 gam kết tủa và 11,2 lít khí (đkc). Giá trị của a là:
A. 25,1g B. 21,5g C. 27,225g D. 22,275g
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019 - Đề số 2, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!