TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 LỚP 11 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC: 2018 - 2019 |
A. 3 đồng phân.
B. 4 đồng phân
C. 5 đồng phân.
D. 6 đồng phân
Câu 2: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. etan.
B. metan.
C. propan.
D. butan.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là
A. CH4 và C2H6.
B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10.
D. C4H10 và C5H12.
Câu 4: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 5: Số đồng phân Ankin C4H6 cho phản ứng thế ion kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3) là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 6: Stiren không phản ứng được với
A. dung dịch Br2.
B. H2 ,Ni,to.
C. dung dịch KMnO4.
D. dung dịch NaOH.
Câu 7: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A. 1-clo-2-metylbutan.
B. 2-clo-2-metylbutan.
C. 2-clo-3-metylbutan.
D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 8: Anken X có công thức cấu tạo CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 9: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic (ancol no, đơn chức, mạch hở) là
A. CnH2n + 1O.
B. ROH.
C. CnH2n + 1OH.
D. CnH2n O.
Câu 10: Một ancol no, đơn chức, mạch hở có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH.
B. CH3OH.
C. CH2=CHCH2OH.
D. C2H5OH.
Câu 11: Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . CTPT của X là
A. C4H10O.
B. C3H6O.
C. C5H12O.
D. C2H6O.
Câu 12: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.
B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.
D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 13: Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa là
A. Anđehit axetic.
B. Etylclorua.
C. Etilen.
D. Tinh bột.
Câu 14: X là hỗn hợp gồm hai anken (ở thể khí trong điều kiện thường). Hiđrat hóa X được hỗn hợp Y gồm 4 ancol (không có ancol bậc III). X gồm
A. propen và but-1-en.
B. etilen và propen.
C. propen và but-2-en.
D. propen và 2-metylpropen.
Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
B. Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
C. NaOH, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.
Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH.
B. C2H4, CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH.
D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 17: Hiđro hóa hoàn toàn 3,0 gam một anđehit A được 3,2 gam ancol
B.A có công thức phân tử là
A. CH2O.
B. C2H4O.
C. C3H6O.
D. C2H2O2.
Câu 18: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.
B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1.
D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 19: Cho dung dịch chứa 4,4 gam CH3CHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Sau phản ứng thu được m gam bạc. Giá trị m là
A. 10,8 gam.
B. 21,6 gam.
C. 32,4 gam.
D. 43,2 gam.
Câu 20: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.
B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
C. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
D. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.
Câu 21: Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là
A. phản ứng thế.
B. phản ứng cộng.
C. phản ứng tách
D. phản ứng phân huỷ.
Câu 22: Anken có đồng phân hình học là
A. pent-1-en.
B. 2-metylbut-2-en.
C. pent-2-en.
D. 3-metylbut-1-en.
Câu 23: Chất trùng hợp tạo ra cao su BuNa là
A. Buta-1,4-dien.
B. Buta-1,3-dien.
C. Penta-1,3-dien.
D. Isopren.
Câu 24: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. cafein.
B. nicotin.
C. aspirin.
D. moocphin.
Câu 25: Metanol có công thức là
A. CH3OH.
B. CH3CHO.
C. C2H5OH.
D. CH3COOH.
Câu 26: Cho các chất sau: phenol, etan, etanol và propan – 1- ol. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. phenol.
B. etan.
C. etanol.
D. propan – 1 – ol.
Câu 27: Trong các ancol sau, ancol tách 1 phân tử nước cho 2 sản phẩm là
A. CH3– CH(CH3)-CH2 -OH
B. CH3– CH2 -CH(CH3)-OH.
C. CH3– CH(CH3)-OH
D. CH3– CH2-CH2 -CH2-OH
Câu 28: Sản phẩm chính thu được khi cho 2-metyl propen tác dụng với HCl là
A. 2-clo-2-metyl propan.
B. 2-clo-1-metyl propan.
C. 2-clo-2-metyl propen.
D. 2-clo-1-metyl propen.
Câu 29: Hiđrocacbon làm mất màu dung dịch KMnO4 là
A. Butan.
B. Metan.
C. Etilen.
D. Etan.
Câu 30: Cho 4,6 gam một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư, thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). CTPT của X là ( Cho C = 12 ; H = 1 ; O = 16 )
A. C3H8O.
B. C5H12O.
C. C4H10O.
D. C2H6O.
Câu 31: Cho các chất sau: CH3CH2CHO (1) , CH2=CHCHO (2) , CH3COCH3 (3) , CH2=CHCH2OH (4). Những chất tác dụng hoàn toàn với H2 dư ( Ni, to ) cho cùng một sản phẩm là
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 32: Đốt cháy 1 hidrocacbon X mạch hở thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O. X là
A. Anken.
B. Ankin.
C. Ankan.
D. Ankađien
Câu 33: Cho hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 24 gam. Thể tích khí etilen (ở đktc) có trong hỗn hợp đầu là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 34: Có 2 bình chứa hai khí riêng biệt mất nhãn là metan và etilen. Để phân biệt chúng ta dùng
A. dung dịch nước brom.
B. Tàn đóm đỏ.
C. dung dịch nước vôi trong.
D. Quì tím.
Câu 35: Khi đun nóng ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở 140oC thu được ete Y. Tỉ khối của Y đối với X là 1,4357. X là
A. C2H5OH.
B. C4H9OH.
C. CH3OH.
D. C3H7OH.
Câu 36: Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 2-metylbut-2-en.
B. 2-metylbut-3-en.
C. 2-metylbut-1-en.
D. 3-metylbut-1-en.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 ,C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O. Giá trị m là
A. 2 gam.
B. 4 gam.
C. 6 gam.
D. 8 gam.
Câu 38: Stiren không có khả năng phản ứng với
A. dung dịch Brom.
B. H2, có Ni xúc tác.
C. dung dịch KMnO4.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 39: Liên kết đôi được hình thành bởi
A. Một liên kết p.
B. Một liên kết s và một liên kết p.
C. Hai liên kết s.
D. Hai liên kết s.
Câu 40: Trong những dãy chất sau đây, các chất đồng phân của nhau là
A. CH3-CH2-CH2-OH, C2H5OH.
B. C2H5OH, CH3-O-CH3.
C. C4H10, C6H6.
D. CH3-O-CH3, CH3CHO.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra HK2 môn Hóa 11 năm 2019 - Trường THPT Lý Thường Kiệt (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!