Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2018 - 2019 có đáp án Trường THPT Lê Lợi

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

( Đề thi gồm 04 trang )

 

KÌ THI HỌC KỲ I NĂM 2018 – 2019

MÔN LỊCH SỬ 11

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề

( Học sinh làm bài vào phiếu trả lời )

 

Câu 1. Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi?

A. Ai Cập.

B. Ê-ti-ô-pi-a.

C. Li-bê-ri-a.

D. Xu- đăng.

Câu 2. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Đồng minh, Hiệp ước.         

B. Liên minh, Phát xít.          

C. Cấp tiến, Ôn hòa.                                                           

D. Liên minh, Hiệp ước.

Câu 3. Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?

A. Giúp đỡ Mĩ la tinh.                                                 

B. Mở rộng ngoại giao.

C. Mở rộng lãnh thổ.                                                   

D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ.

Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

D. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 5. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.                                                        

B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.                

D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 6. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?

A. Duy trì chế độ phong kiến.                                          

B. Tiến hành cách mạng vô sản.

C. Tăng cường khả năng quốc phòng.                              

D. chính sách duy tân của Ra ma V.

Câu 7. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản.                  

B. Nông dân              

C. Công nhân.                      

D. Tiểu tư sản.

Câu 8.Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa vì

A. Cắt đất cầu hòa.                                                           

B. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

C. Tiến hành cải cách, mở cửa.                                        

D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.

Câu 9. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?

A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.

C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 10. Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm

A. Anh, Pháp, Nga.                                                   

B. Đức, Áo–Hung, Italia.

C. Anh, Đức, Italia.                                                   

D. Pháp, Áo-Hung, Italia.

Câu 11. Tác động của những chính sách do Mĩ đề ra đối với khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX đã

A. Làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống chế độ tay sai thân Mĩ.

B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

C. Thúc đẩy nền kinh tế Mĩ Latinh phát triển.

D. Làm xuất hiện nhiều giai cấp mới.

Câu 12. Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào?

A. Tư sản.                  

B. Nông dân.                     

C. Công nhân.                      

D. Tiểu tư sản.

Câu 13. Ngày 1-1-1877 diễn ra sự biến gì ở Ấn Độ?

A. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ

B. Nữ Hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ Hoàng Ấn Độ.

C. Ấn Độ chính thức rơi vào ách thống trị của thực dân Anh

D. Ấn Độ tuyên bố độc lập

Câu 14. Sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc tiến hành cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là

A. Nhật Bản được các nước phương Tây viện trợ.

B. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. Nhật Bản không muốn duy trì chế độ phong kiến.

D. Nhật Bản đã có cuộc cải cách Minh Trị

Câu 15. Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là

A. Trình độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng.

B. Phong trào nổ ra chưa đồng bộ.

C. Các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp.

D. Các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân.

Câu 16. Sự kiện nào làm cho Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Chính quyền Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.

B. Thực dân Anh đã dùng vũ lực buộc Trung Quốc phải chấp nhận chính sách cai trị của mình.

C. Chính quyền Mãn Thanh kí hiệp ước Bắc kinh, theo các điều khoản của thực dân Anh.

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 17. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây

A. Cách mạng Đức bùng nổ.                             

B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.                   

C. Áo-Hung đầu hàng.                                      

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Câu 18. Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ? *

A. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.           

B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.

C. Nga tấn công vào Đông Phổ.                                       

D. phe Hiệp ước thành lập.

Câu 19. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Thiên Hoàng.                                                        

B. Tư sản.

C. Tướng quân.                                                            

D. Thủ tướng.

Câu 20. Trong chiến thế giới thứ nhất( 1914-1918 ), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Nga.

Câu 21. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?

A. Duy trì chế độ phong kiến.                                       

B. Tiến hành cách mạng vô sản.

C. Tăng cường khả năng quốc phòng.                           

D. chính sách duy tân của Ra ma V.

Câu 22. Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại?

A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.    

B. Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.

C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.                                    

D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh.

Câu 23. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa.                                                              

B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.                                           

D. Liên bang.

Câu 24. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì

A. Có vị trí chiến lược quan trọng.                            

B. Còn trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị.

C. Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Á.                 

D. Có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào.

Câu 25. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                            

B. Chiến tranh phong kiến.

C. Chiến tranh đế quốc.                                             

D. Chiến tranh chính nghĩa.

Câu 26. Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới

C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ

D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ

Câu 27. Đến cuối thế kỉ XIX, khu vực Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của các quốc gia nào dưới đây?

A. Mĩ và Pháp.                                                           

B. Anh và Đức.          

C. Anh và Pháp.                                                         

D. Anh và Mĩ.

Câu 28. Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

B. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

C. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

D. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 29. Hình thức cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là

A. Gián tiếp.                                                     

B. Trực tiếp.

C. Giao toàn quyền cho người Ấn Độ.                  

D. Kết hợp giữa nắm quyền cai trị và thông qua người Ấn Độ.

Câu 30. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?

A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược                    

B. Bỏ mặc nhân dân

C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc                                      

D. Trông chờ ào sự giúp đỡ từ bên ngoài

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2018 - 2019 Trường THPT Lê Lợi (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?