Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Bắc Kạn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Chức năng nào dưới đây là của thị trường?

    A. Kiểm tra hàng hóa.

    B. Trao đổi hàng hóa.

    C. Đánh giá giá trị hàng hóa.

    D. Thừa nhận giá trị hàng hóa.

Câu 2: Bác S trồng hoa ở khu vực Yên Mỹ. Bác mang hoa vào khu vực thành phố Hưng Yên để bán vì giá cả cao hơn. Vậy hành vi của bác S chịu tác động nào của quy luật giá trị?

    A. Điều tiết trong lưu thông.

B. Tự phát từ quy luật giá trị.

    C. Điều tiết sản xuất.

D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta?

    A. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

    B. Pháp luật, quốc phòng, an ninh.

    C. Pháp luật, tòa án, công an.

    D. Pháp luật, quân đội,công an.

Câu 4: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về

    A. tư liệu sản xuất.

    B. thu nhập.

    C. tài sản công.

    D. việc làm.

Câu 5: Việt Nam quá độ lên CNXH theo hình thức nào dưới đây?

    A. Trực tiếp.

    B. Gián tiếp.

    C. Khách quan.

    D. Trung gian.

Câu 6: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện khi nào?

A. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

B. Thời kì giữa xã hội cộng sản nguyên thủy.

    C. Thời kì đầu cộng sản nguyên thủy.

D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 7: Hành động nào sau đây thể hiện em đã không quan tâm đến quyền dân chủ của mình?

    A. Không tham gia dự đại hội chi đoàn.

    B. Tôn trọng quyền làm chủ của nười khác.

    C. Nhận thức đúng và phát huy quyền làm chủ của mình.

    D. Đấu tranh, phê phán với những biểu hiện tiêu cực.

Câu 8: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh A tính theo thời gian mất 2 giờ. Vậy 2 giờ lao động của anh A theo cách hiểu của kinh tế học được gọi là gì?

    A. Thời gian lao động thực tế.

    B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

    C. Thời gian lao động của anh A.

    D. Thời gian lao động cá biệt.

Câu 9: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?

    A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.

    B. Kinh tế nhiều thành phần.

    C.Tư hữu về tư liệu sản xuất.

    D. Công hữu về tư liệu sản xuất.

Câu 10: Lực lượng nào dưới đây là nòng cốt của kinh tế tập thể ?

    A. Công ty nhà nước.

    B. Doanh nghiệp nhà nước.

    C. Tài sản thuộc sở hữu tập thể.

    D. Hợp tác xã.

Câu 11: Cở sở sản xuất bún của gia đình ông A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?

    A. Kinh tế nhà nước.

    B. Kinh tế tập thể.

    C. Kinh tế tư nhân.

    D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Câu 12: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?

    A. Trung tâm.

    B. Quan trọng.

    C. Quyết định.

    D. Cần thiết.

Câu 13: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

    A. Thị trường chi phối cung cầu.

    B. Cung cầu tác động lẫn nhau.

    C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu.

    D. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.

Câu 14: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?

    A. Hoạt động sản xuất.

    B. Lao động.

    C. Sản xuất của cải vật chất.

    D. Sức lao động.

Câu 15: Yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước là một trong những

    A. trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    B. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    C. nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    D. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 16: Nền dân chủ XHCN dựa trên  hệ tư tưởng  nào?

    A. Giai cấp tư sản.

    B. Mác – Lênin.

    C. Giai cấp nông dân.

 D. Giai cấp công nhân.

Câu 17: Dân chủ ở nước ta được thực hiện thông qua các hình thức nào dưới đây?

    A. Trực tiếp và gián tiếp.

    B. Trực tiếp và công khai.

    C. Công khai và gián tiếp.

    D. Tập trung và trực tiếp.

Câu 18: Là học sinh lớp 11, em được thực hiện quyền dân chủ bằng việc làm nào sau đây?

    A. Bầu trưởng thôn.

    B. Bầu cử Quốc hội.

    C. Bầu cử Hội đồng nhân dân xã.

    D. Bầu ban cán sự lớp.

Câu 19: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì thường xảy ra trường hợp nào sau đây?

  A. Giá cả bằng giá trị.

    B. Giá cả giữ nguyên.

    C. Giá cả giảm.

    D. Giá cả tăng.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta?

    A. Điều kiện lịch sử của dân tộc.

    B. Xu thế phát triển của thời đại.

    C. Nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

    D. Kinh nghiệm của các nước đi trước.

Câu 21: Bác C nuôi lợn để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua tivi. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

    A. Phương tiện giao dịch.

    B. Thước đo giá trị.

    C. Phương tiện lưu thông.

    D. Phương tiện thanh toán.

Câu 22: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?

    A. Thời gian lao động cá biệt.

B. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa.

    C. Thời gian cá biệt cần thiết.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 23: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?

    A. Đặc biệt.

    B. Xấu.

    C. Tốt.

    D. Trung bình.

Câu 24: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?

    A. Vai trò của các thành phần kinh tế.

    B. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

    C. Nội dung của từng thành phần kinh tế.

    D. Hình thức sở hữu.

Câu 25: Cạnh tranh kinh tế ra đời trong nền sản xuất nào dưới đây?

 A. Mọi thời đại kinh tế.

    B. Hàng hóa.

    C. Tự nhiên.

    D. Tự cấp tự túc.

Câu 26: Đối  với thợ may, vật nào dưới đây không phải là tư liệu lao động?

    A. Kéo cắt.

    B. Vải.

    C. Kim chỉ.

    D. Máy khâu.

Câu 27: Đối  với người nông dân, vật nào dưới đây là đối tượng lao động?

    A. Phân bón.

    B. Trái cây.

    C. Cày, cuốc.

    D. Đất.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?

    A. Quyền được bảo đảm về mặt vật chất, tinh thần.

    B. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

    C. Quyền  lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.

    D. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết.

Câu 29: Chị C bán hàng giầy dép online trên mạng, thấy người mua nhiều nên chị nâng giá bằng cách thông báo với mọi người rằng do chị phải nhập với giá cao hơn trước. Chị C đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?

 A. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

B. Vai trò của quan hệ cung – cầu.

    C. Cung – cầu tác động lẫn nhau.

D. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

Câu 30: Kinh tế tư nhân có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế quốc dân?

    A. Thúc đẩy.

    B. Động lực.

    C. Chủ đạo.

    D. Cầu nối.

Câu 31: Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện dung nào dưới đây?

    A. Ý nghĩa của công nghiệp hóa.

    B. Tính tất yếu khách quan.

    C. Tính to lớn toàn diện.

    D. Tác dụng của công nghiệp hóa.

Câu 32: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?

    A. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa.

    B. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa.

    C. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.

    D. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.

Câu 33: Tính đúng đắn của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta được căn cứ vào cơ sở nào sau đây?

    A. Chủ nghĩa tư bản có nhiều hạn chế.

    B. Phù hợp với mong muốn của Đảng cộng sản.

    C. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử dân tộc.

    D. Từ kinh nghiệm của các nước đi trước.

Câu 34: Công ty A kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng tới đời sống nhân dân là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?

    A. Nguyên nhân của cạnh tranh.

    B. Mặt tích cực của cạnh tranh.

    C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.

    D. Mục đích của cạnh tranh.

Câu 35: Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

    A. Chi phí sản xuất.

    B. Nguồn lực.

 C. Năng suất lao động.

    D. Giá cả.

Câu 36: Bộ phận nào sau đây không thuộc thành phần kinh tế Nhà nước?

    A. Quỹ bảo hiểm Nhà nước.

    B. Các quỹ dự trữ, các quỹ bảo hiểm quốc gia.

    C. Doanh nghiệp Nhà nước.

    D. Các cơ sở kinh tế do Nhà nước cấp phép thành lập.

Câu 37: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở điều nào dưới đây?

A.Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

    B. Phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.

 C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    D. Do nhân dân xây dựng nên.

Câu 38: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

    A. Dịch vụ hóa.

    B. Hiện đại hoá.

    C. Tự động hoá.

D. Công  nghiệp hoá   .

Câu 39: Điều nào dưới đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

    A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

    B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

    C. Giảm chi phí sản xuất hàng hóa.

    D. Phân hóa giàu, nghèo giữa những người sản xuất.

Câu 40: Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

    A. Góp ý vào các dự thảo luật.

    B. Tham gia các hoạt động xã hội.

    C. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

                          D. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Bắc Kạn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?