TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HK2 MÔN VẬT LÝ 11
I. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Từ phổ là hình ảnh
A. các đường mạt sắt minh họa cho hình ảnh các đường sức từ của từ trường.
B. các đường cong biểu diễn sự trao đổi vật chất của hai nam châm với nhau.
C. các đường cong biểu diễn sự di chuyển các điện tích khi đặt vào từ trường.
D. các đường mạt sắt minh họa các quỹ đạo của các điện tích trong vật nhiễm từ.
Câu 2. Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích di chuyển. B. nam châm đứng yên.
C. các điện tích đứng yên. D. nam châm di chuyển.
Câu 3. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. độ lớn của từ thông qua mạch
B. tốc độ chuyển động của mạch trong từ trường.
C. độ lớn của cảm ứng từ của từ trường
D. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh là những đường thẳng.
C. Đường sức dày ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D. Các đường sức từ là những đường cong kín.
Câu 5. Từ trường đều không có tính chất
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. tác dụng lực từ lên các điện tích chuyển động trong nó.
Câu 6. Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức
A. f = qvB B. f = |q|vB sin α C. f = |q|vB tan α D. f = |q|vB cos α
Câu 7. Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường
A. trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn.
B. hướng về tâm của quỹ đạo chỉ khi hạt tích điện dương.
C. hướng về tâm của quỹ đạo chỉ khi hạt tích điện âm.
D. luôn hướng về tâm quỹ đạo.
Câu 8. Tính chất cơ bản của từ trường là
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực ma sát tác dụng lên các điện tích chuyển động trong nó.
D. gây ra chuyển động cho điện tích đứng yên ở xung quanh nó.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song.
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song.
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo dây.
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt gần dây.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. Nam châm đứng yên không tương tác từ với các điện tích đứng yên.
D. Nam châm chuyển động có tương tác từ với các điện tích đứng yên.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Từ trường có các đường sức là những đường tròn thì từ trường đó do dòng điện tròn tạo ra.
B. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đường cong cách đều nhau.
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong khép kín và chúng không giao nhau.
D. Một điện tích chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo đó là một đường sức từ.
Câu 12. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi
A. dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song với dòng điện.
B. dòng điện tròn là những đường tròn.
C. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
D. dòng điện thẳng dài là những đường tròn có tâm nằm trên dây dẫn.
Câu 13. Tương tác không phải tương tác từ là
A. tương tác giữa hai nam châm B. tương tác giữa hai dây dẫn mang dòng điện
C. tương tác giữa các điện tích đứng yên D. tương tác giữa nam châm và dòng điện
Câu 14. Nếu hai dây dẫn song song có dòng điện cùng chiều chạy qua thì
A. hai dây đó đẩy nhau.
B. hai dây đó không đẩy cũng không hút nhau.
C. hai dây đó hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách.
D. hai dây đó hút nhau.
Câu 15. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều của ngón cái, ngón giữa lần lượt chỉ chiều của
A. Dòng điện và lực từ B. Lực từ và dòng điện
C. Vecto cảm ứng từ và dòng điện D. Từ trường và lực từ
Câu 16. Độ lớn lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi
A. cảm ứng từ đổi chiều B. dòng điện đổi chiều
C. cường độ dòng điện thay đổi D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều
Câu 17. Một đoạn dây dẫn dài 1,5m mang dòng điện 10A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2T. Dây dẫn chịu một lực từ tác dụng là
A. 18 N B. 1,8 N
C. 1800 N D. 180 N
Câu 18. Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đảo chiều dòng điện
B. đảo chiều cảm ứng từ.
C. đồng thời đảo chiều dòng điện và cảm ứng từ.
D. quay dòng điện góc 90° quanh đường sức từ.
Câu 19. Lực từ tác dụng lên dòng điện không có phươngW:
A. vuông góc với dòng điện.
B. vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. vuông góc với dòng điện và vectơ cảm ứng từ.
D. song song với vectơ cảm ứng từ.
Câu 20. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều không tỉ lệ thuận với
A. cường độ dòng điện trong dây. B. chiều dài của đoạn dây.
C. góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ. D. độ lớn của cảm ứng từ.
...
---Để xem tiếp nội dung các bài tập trắc nghiệm từ 21-80, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Bài 1. Hai dây dẫn dài đặt song song cách nhau 6cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều với độ lớn là I1 = 1 A; I2 = 2 A.
a. Xác định cảm ứng từ tại N cách I1 một đoạn 6cm, cách I2 một đoạn 12cm.
b. Xác định vị trí những điểm có cảm ứng từ tổng hợp bằng 0.
Bài 2. Cho một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện I = 5 A đặt trong không khí.
a. Xác định độ lớn cảm ứng từ tại M các dây r = 3 cm.
b. Tìm tập hợp các điểm N sao cho cảm ứng từ tại N có độ lớn là B’ = 10–5 T.
Bài 3. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10–2 N. Tính góc α tạo bởi dây và cảm ứng từ.
Bài 4. Một dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài. Tại điểm M cách dây một khoảng 10cm có cảm ứng từ B = 2.10–5 T. Tìm cường độ dòng điện trong dây.
Bài 5. Cuộn dây tròn bán kính R = 5cm có 20 vòng dây, đặt trong không khí có dòng điện I chạy qua mỗi vòng dây. Từ trường ở tâm O vòng dây là B = 5.10–4 T. Tính I.
Bài 6. Cuộn dây tròn có bán kính R = 2π cm, gồm N = 100 vòng dây, đặt trong không khí. Biết dòng điện I = 0,4A chạy qua mỗi vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây.
Bài 7. Hai dây dẫn thẳng song song đặt trong không khí cách nhau 5 cm và có hai dòng điện cùng chiều I1 = 1 A; I2 = 2 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách I1 một đoạn 10cm, cách I2 một đoạn 5cm.
Bài 8. Hai vòng dây có cùng bán kính R = 2 cm, đặt đồng tâm sao cho các mặt phẳng vòng dây vuông góc nhau. Cường độ dòng điện chạy qua hai vòng dây cùng độ lớn là 8 A. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại tâm của mỗi vòng dây.
Bài 9. Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng d = 2m. Dòng điện trong hai dây dẫn cùng chiều và cùng cường độ I = 10 A.
a. Xác định độ lớn cảm ứng từ B tại điểm M cách hai dây dẫn lần lượt là r1 = 2m và r2 = 4m.
b. Tìm các vị trí mà cảm ứng từ tổng hợp bằng không.
Bài 10. Một khung dây kín có dạng hình vuông cạnh a = 20 cm, điện trở R = 5 Ω đặt vào một từ trường đều có cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 60°. Cho cảm ứng từ B tăng đều từ 0 đến 0,1 T trong thời gian 0,001 s.
a. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung.
b. Xác định chiều và cường độ dòng điện trong khung.
Bài 11. Một ống dây điện hình trụ lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có N = 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là S = 100cm².
a. Tính độ tự cảm L của ống dây.
b. Dòng điên qua cuộn cảm đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
Bài 12. Một tia sáng truyền từ không khí vào khối trong suốt có chiết suất n = 1,732, dưới góc tới i = 60°.
a. Xác định góc khúc xạ.
b. Tính góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.
c. Nếu cho góc tới i biến thiên từ 0° đến 90° thì góc khúc xạ r và góc lệch D biến thiên như thế nào?
Bài 13. Cho một thấu kính L có độ tụ D = 5 đp.
a. Xác định tiêu cự của thấu kính.
b. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn ảnh của một vật AB cao 2cm, vuông góc với trục chính, cách L là 30 cm.
c. Tìm vị trí của vật trước kính để ảnh tạo bởi vật gấp 4 lần vật.
Bài 14. Một người có khoảng cực cận là 17cm và điểm cực viễn ở vô cực. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm. Mắt đặt cách kính 11cm.
a. Phải đặt vật trong phạm vi nào trước kính khi ngắm chừng
b. Tính số bội giác của kính trong trường hợp người này ngắm chừng ở vô cực và ngắm chừng ở điểm cực cận?
c. Năng suất phân của mắt người quan sát là 1’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà mắt người quan sát còn phân biệt được hai điểm khi ngắm chừng ở cực cận.
Bài 15. Một người già bị cận chỉ nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0,45m đến 1,05m.
a. Để nhìn rõ những vật rất xa mà mắt không phải điều tiết người ấy phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu? khi đeo kính này thì điểm cực cận mới cách mắt là bao nhiêu?
b. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm người ấy phải đeo kính có độ tụ bằng bao nhiêu? Khi đeo kính này thì điểm cực viễn mới cách mắt là bao nhiêu?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập và kiểm tra HK2 môn Vật Lý 11 trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!