Đề ôn tập HK2 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hòn Đất

ĐỀ ÔN TẬP HK2 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

I-TRẮC NGHIỆM

1 - ANKAN

Câu 1: Công thức chung của dãy đồng đẳng ankan là

     A. CnH2n-2 (n ≥ 3).               B. CnH2n+2 (n ≥ 1).              C. CnH2n-2 (n ≥ 2).              D. CnH2n (n ≥ 2).

Câu 2: CH4 có tên gọi là

     A. propan                         B. etan                              C. metanal                        D. metan

Câu 3: Chất nào sau đây là đồng đẳng của metan?

     A. C2H4.                             B. C2H6.                             C. C3H4.                             D. C3H6.

Câu 4: Hợp chất neopentan có tên thay thế là

     A. 2-metylbutan.                B. propan.                          C. pentan.                          D. 2,2-đimetylpropan.

Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H10  ?

     A. 4.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 6: Cho phản ứng hóa học sau: CH4 + Cl2 → X + HCl. Công thức phân tử của X là

     A. CH2Cl.                           B. C2H5Cl.                          C. C2H6.                             D. CH3Cl.

Câu 7. Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

     A. butan.                            B. neopentan.                    C. pentan.                        D. isopentan.

Câu 8: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là

     A. 2-clo-3-metylbutan.       B. 1-clo-2-metylbutan.    C. 1-clo-3-metylbutan.          D. 2-clo-2-metylbutan.

Câu 9: Phản ứng thế giữa 2-metylbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho tối đa mấy sản phẩm thế?

     A. 4                                  B. 5                                  C. 3                                  D. 2

Câu 10: Điều chế khí metan (CH4) trong phòng thí nghiệm, hãy chọn cách tiến hành nào sau đây?

     A. Cho ancol etylic tác dụng với H2SO4 đặc (170°C).

     B. Cho khí etilen đi vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.

     C. Cho CaC2 (canxicacbua) tác dụng với nước.

     D. Nung muối CH3COONa khan (natri axetat) với hỗn hợp vôi tôi xút (CaO và NaOH).

Câu 11: Tỉ khối hơi của ankan Y so với H2 bằng 22. Công thức phân tử của Y là

     A. C3H8.                           B. CH4                             C. C4H10.                          D. C2H6.

Câu 12: Ankan A  có 80% về khối lượng C trong phân tử. Công thức phân tử của A là

     A. C2H6                            B. C3H8                            C. CH4                             D. C4H10

Câu 13: Đốt cháy một hiđrocabon X thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là

     A. C6H14.                          B. C4H10.                          C. C5H12.                          D. C4H8.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là

     A. 1 gam.                         B. 1,8 gam.                       C. 1,4 gam.                      D. 2 gam.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hợp chất ankan rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, sau phản ứng thu được 75 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankan là

     A. C6H14.                            B. C4H10.                   C. C3H8.                         D. C5H12.

Câu 16: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là

     A. 3,3-đimetylhexan.         B. isopentan.                  C. 2,2,3-trimetylpentan          D. 2,2-đimetylpropan.

Câu 17: Khi clo hóa một ankan X có công thức phân tử C5H12, thu được tối đa ba dẫn xuất monoclo. Tên thay thế của X là

     A. pentan.                          B. 2,2-đimetylpropan.        C. 2-metylbutan.                D. 2,2,3-trimetylpentan.

Câu 19: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?

A. O2.                               B. CH4.                            C. C2H2.                           D. H2.

2 - ANKEN

Câu 1: Công thức tổng quát của anken  là

     A. CnH2n-2 ( n  2).          B. CnH2n – 2 ( n  3).        C. CnH2n – 6  ( n  6) .       D. CnH2n ( n  2).

Câu 2. Công thức cấu tạo của etilen là

     A. C2H4.                             B. CH3-CH3.                      C. CH≡CH.                      D. CH2=CH2.

Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?

     A. 10.                               B. 4.                                 C. 5.                                 D. 6.

Câu 4: Etilen có công thức phân tử là

     A. C3H8.                             B. C2H6.                             C. C2H2.                             D. C2H4.

Câu 5: Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là

     A. 2-metylbut-2-en.            B. 2-metylbut-3-en.        C. 2-metylbut-1-en.                D. 3-metylbut-1-en.

Câu 6: Sản phẩm chính của phản ứng cộng: CH2=CH-CH3 + HBr → (X). CTCT (X) là

     A. CH3-CHBr-CH3.          B. BrCH2-CH2-CH3.         C. CH3=CHBr-CH3.          D. BrCH2=CH2-CH3.

Câu 7: Dãy gồm các chất nào sau đây đều là anken?

     A. CH4, C2H6, C3H6.           B. C2H4, C3H6, CH4.           C. C2H4, C3H6, C4H8.          D. CH4, C3H6, C4H8.

Câu 8: Khi cho anken có công thức CH2=CH−CH3 tác dụng với dung dịch HCl thì sản phẩm chính có công thức là

     A. .               B. .               C. .               D. .

Câu 9: Sản phẩm chính tạo thành khi 2–metylbut–2–en phản ứng với HCl là

     A. CH2Cl–CH(CH3)–CH2–CH3.                                    B. CH3–CCl(CH3)–CH2–CH3.       

     C. CH3–CH(CH3)–CHCl–CH3.                                     D. CH3–CH(CH3)–CH2–CH2Cl.

Câu 10: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là

     A. eten và but-2-en.                                                      B. 2-metylpropen và but-1-en.

     C. propen và but-2-en.                                                 D. eten và but-1-en.

Câu 11: Sản phẩm chính của phản ứng cộng HCl vào propen là

     A. CH3CHClCH3.               B. CH3CH2CH2Cl.              C. CH2ClCH2CH3.              D. ClCH2CH2CH3.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Trong phân tử benzen có bốn liên kết đôi.               B. Ở điều kiện thường, butan là chất lỏng.

     C. Axetilen có công thức phân tử là C4H4.                    D. Vinyl clorua có công thức là CH2=CHCl.

Câu 13: Hóa chất được dùng để phân biệt hai khí C2H6 và C2H4

     A. khí CO2.                        B. dung dịch HCl.              C. dung dịch Br2.               D. khí oxi.

Câu 14: Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 15,4 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là

     A. 25% và 75%.               B. 40% và 60%.               C. 35% và 65%.               D. 33,33% và 66,67%.

Câu 15: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp lội qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch brom tăng thêm 31,78 gam. Công thức phân tử của hai anken là

     A. C5H10 và C6H12.           B. C3H6 và C4H8.              C. C4H8 và C5H10.            D. C2H4 và C3H6.

Câu 16: Cho hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 tham gia phản ứng là 24 gam. Thể tích khí etilen (ở đktc) có trong hỗn hợp đầu là

     A. 1,12 lít.                        B. 2,24 lít.                        C. 4,48 lít.                        D. 3,36 lít.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai anken đồng đẳng liên tiếp X và Y ( ), thu được m gam H2O và (m + 39) gam CO2. Phần trăm thể tích của Y trong hỗn hợp là

     A. 80%.                              B. 75%.                              C. 25%.                              D. 20%.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H4 và C4H8, thu được 16,8 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

     A. 10,5.                              B. 12.                                 C. 9,75.                              D. 8,4. 

Câu 19: Cho chuỗi phản ứng sau:  (biết X, Y, Z đều là hợp chất hữu cơ). Chọn phát biểu đúng.

     A. X, Y là các chất khí đều có thể làm mất màu nước brom. B. X, Y, Z có số nguyên tử cacbon khác nhau.

     C. Y là ancol HO–CH2–CH2–OH.                                D. Trùng hợp Z thu được vinylaxetilen.

Câu 20: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ?

    A. NH4Cl + NaOH  → NaCl + NH3 + H2O.

    B. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc)  → NaHSO4 + HCl.

    C. C2H5OH → C2H4 + H2O.

    D. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn)­­ ­ → Na2CO3 + CH­4.

Câu 21: Để khử hoàn toàn 100 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là

     A. 2,240.                          B. 0,672.                          C. 2,688.                          D. 1,344.

3 - ANKADIEN

Câu 1: Buta–1,3–đien có công thức cấu tạo thu gọn là

     A. CH2=CH–CH=CH2.                                                  B. (CH3)2C=C=CH–CH3.               

     C. CH2=C(CH3)–CH=CH2.                                                                                       D. CH2=CH–CH=C(CH3)2.

Câu 2: Ankađien là hợp chất hữu cơ trong đó có chứa

     A. Một liên kết đôi.            B. Một liên kết ba.              C. Hai liên kết đôi.             D. Hai liên kết ba.

Câu 3. Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết σ và 3 liên kết π ?

     A. Stiren.                            B. Vinylaxetilen.               C. Buta-1,3-đien.             D. Toluen.          

Câu 4: Chất nào sau đây đ­ược dùng để điều chế cao su buna?

    A. Propen                         B. Buta-1,3-đien                   C. Hexan                     D. isopren

Câu 5: Cho buta-1,3-đien tác dụng với dung dịch brom (tỉ lệ mol 1:1). Sản phẩm chính thu được ở -80oC là

Câu 6: Chất nào dưới đây là ankađien liên hợp?

     A. CH2=CH−CH2−CH=CH2.                                         B. CH3−CH=C=CH−CH3.

     C. CH2=CH−CH=CH2.                                                  D. CH2=C=CH−CH3.

Câu 7. Sản phẩm chính của phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1) là

     A. CH3CHBrCH=CH2.        B. CH3CH=CHCH2Br.       C. CH3CH=CBrCH3.        D. CH2BrCH2CH=CH2.

Câu 8. 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?

     A. 2.                                   B. 1.                                  C. 1,5.                             D. 0,5.

Câu 9: Một phân tử vinylaxetilen phản ứng tối đa a phân tử Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK2 môn Hóa học 11 năm 2020 có đáp án Trường THPT Hòn Đất. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?