TRƯỜNG THPT LẠI SƠN | LÝ THUYẾT ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2020 HÓA HỌC – LỚP 11 |
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. H2SO4. B. H2S. C. Ba(OH)2. D. K3PO4.
Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
(a) thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(b) có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(c) liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(d) dễ tan trong các dung môi phân cực như nước.
(e) dễ bay hơi, khó cháy, phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Số mệnh đề đúng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 3: Dung dịch NaOH loãng tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. CO, H2S, Cl2, dung dịch AlCl3, C6H5OH.
B. Al2O3, CO2, dung dịch NaHCO3, dung dịch ZnCl2, NO2.
C. Dung dịch NaAlO2, Zn, S, dung dịch NaHSO4.
D. NO, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch NH4Cl, dung dịch HCl.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.
(b) Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2)
(c) Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và quặng cacnalit.
(d) Photpho đỏ không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.
(e) Đốt metan trong khí clo sinh ra CCl4.
(g) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Cho phân ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(e) Cho Al4C3 vào nước.
(g) Cho phèn chua vào nước cứng toàn phần.
(h) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 6: Nhiệt nhôm hoàn toàn 3,48 gam một oxit sắt, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 2,52 gam sắt. Công thức oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO2.
Câu 7: Khử hoàn toàn m gam CuO bằng khí CO (dư, to), thu được 4 gam kim loại. Tìm m.
A. 4 gam. B. 5 gam. C. 6 gam. D. 8 gam.
Câu 8: Cho phản ứng: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Hệ số của HNO3 trong phương trình khi cân bằng là
A. 4. B. 12. C. 10. D. 6.
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Cu + FeCl3. B. Fe + HCl đặc. C. Na + H2O. D. Al + HNO3 đặc.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. BaCl2 + Na2CO3. B. CuCl2 + NaNO3.
C. MgSO4 + NaOH. D. Na2S + HCl.
Câu 11: Công thức nào là của đạm hai lá?
A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. NH4Cl. D. (NH4)2SO4.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3. B. NaHCO3. C. NaOH. D. AlCl3.
Câu 13: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CaSO4. B. NaNO3. C. H2O. D. C12H22O11.
Câu 14: Trong các chất sau, chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. C6H5OH.
Câu 15: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. H2O. B. H2SO4. C. NaOH. D. Al2(SO4)3.
Câu 16: Quặng apatit chứa thành phần chính là chất nào?
A. Ca3(PO4)2. B. CaCO3. C. Al2O3. D. Fe3O4.
Câu 17: Kim loại X phản ứng với dung dịch HCl và với Cl2 cho cùng một sản phẩm muối. X là
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Mg.
Câu 18: Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất?
A. HCl. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. HNO3.
Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, glucozơ là chất bị khử.
(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin, có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 20: Chất nào sau đây có trong thành phần của phân kali?
A. NaCl. B. (NH2)2CO. C. NH4NO2. D. KNO3.
Câu 21: Khí cacbonic có công thức là
A. NO2. B. CO. C. CO2. D. SO2.
Câu 22: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. KCl. B. CH3CHO. C. Cu. D. C6H6 (benzen).
Câu 23: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HNO3. B. KOH. C. CH3OH. D. NaCl.
Câu 24: Dung dịch HNO3 thể hiện tính oxi hóa mạnh khi phản ứng với chất nào?
A. C. B. NaOH. C. MgO. D. CaCO3.
Câu 25: Kết tủa được tạo ra khi cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với
A. NaHCO3. B. HCl. C. KCl. D. NaHSO4.
Câu 26: Có các dung dịch riêng biệt không màu chứa các chất: NH4Cl, NaOH, (NH4)2SO4, MgCl2. Có thể dùng thuốc nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. quỳ tím. B. dung dịch AgNO3.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch HCl.
Câu 27: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc?
A. C6H5OH. B. CH3COOH. C. C2H2. D. HCHO.
Câu 28: Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. axetilen. B. stiren. C. etilen. D. etan.
Câu 29: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
A. CuCl2. B. KNO3. C. NaCl. D. AlCl3.
Câu 30: Thả một mẩu natri kim loại vào dung dịch CuSO4, phản ứng hoàn toàn, thu được một kết tủa. Kết tủa đó là chất nào?
A. Cu(OH)2. B. Cu. C. NaOH. D. Na2CO3.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng hợp lý thuyết ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Lại Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: