KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Câu 1. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á hiện nay có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng:
A. công nghiệp – xây dựng tăng; nông, lâm, ngư nghiệp giảm; dịch vụ biến động.
B. công nghiệp – xây dựng tăng; nông, lâm, ngư nghiệp giảm; dịch vụ giảm.
C. nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp – xây dựng giảm; dịch vụ tăng.
D. nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp – xây dựng tăng; dịch vụ biến động.
Câu 2. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp là chủ yếu sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu do tác động của:
A. quá trình công nghiệp hoá. B. quá trình đô thị hoá.
C. xu hướng toàn cầu hoá. D. xu hướng khu vực hoá.
Câu 3. Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là:
A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
B. hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
D. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.
Câu 4. Một số ngành công nghiệp đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là:
A. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
B. sản xuất và lắp ráp ô tô, máy kéo, thiết bị điện tử.
C. sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, đóng tàu.
D. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm.
Câu 5. Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc:
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
D. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
Câu 6. Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước:
A. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
D. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
Câu 7. Hoạt động khai thác dầu khí phát triển mạnh ở các nước nào sau đây ở Đông Nam Á?
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia.
C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
D. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin.
Câu 8. Sản phẩm của những ngành công nghiệp nào sau đây ở các nước Đông Nam Á được xuất khẩu nhiều?
A. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim đen.
B. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim màu.
C. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.
D. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm.
Câu 9. Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối mạnh là do tác động của:
A. quá trình công nghiệp hoá. B. quá trình đô thị hoá.
C. bối cảnh toàn cầu hoá. D. xu hướng khu vực hoá.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp của Đông Nam Á hiện nay?
A. Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh với nước ngoài.
B. Chú trọng nhiều phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
C. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người còn thấp.
D. Công nghiệp chế biến chưa sản xuất được mặt hàng xuất khẩu.
Câu 11. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện của việc:
A. chất lượng cuộc sống người dân chưa cao.
B. công nghiệp năng lượng chậm phát triển.
C. tỉ trọng dân cư nông thôn lớn hơn thành thị.
D. ngành công nghiệp phát triển còn hạn chế.
Câu 12. Điều kiện thuận lợi để nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh công nghiệp năng lượng là có:
A. than đá, dầu khí, năng lượng mặt trời.
B. dầu khí, bôxit, năng lượng mặt trời.
C. bôxit, quặng sắt, năng lượng mặt trời.
D. năng lượng mặt trời, than đá, bôxit.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á hiện nay?
A. Hệ thống giao thông mở rộng và tăng thêm.
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng được hiện đại (hoá?).
D. Hệ thống viễn thông còn rất chậm phát triển.
Câu 14. Mục đích của phát triển dịch vụ ở các nước Đông Nam Á không phải là:
A. phục vụ sản xuất. B. phục vụ đời sống.
C. hấp dẫn đầu tư. D. thu hút nhập cư.
Câu 15. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển, do:
A. có vị trí giáp biển.B. phát triển nội thương.
C. vận tải đường bộ yếu.D. có nhiều vũng, vịnh.
Câu 16. Ngành dịch vụ mới ra đời trong thời gian gần đây ở nhiều nước Đông Nam Á là:
A. bưu chính. B. viễn thông.
C. ngân hàng. D. tài chính.
Câu 17. Các nước Đông Nam Á mở rộng hoạt động giáo dục và đào tạo, do:
A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già.
C. tuổi thọ dân cư cao. D. trẻ em sinh ra nhiều.
Câu 18. Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất:
A. ôn đới. B. cận nhiệt đới.
C. nhiệt đới. D. xích đạo.
Câu 19. Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều nước Đông Nam Á là:
A. trồng trọt. B. chăn nuôi.
C. dịch vụ. D. thủy sản.
Câu 20. Trồng cây lương thực là ngành chính trong nông nghiệp ở nhiều nước Đông Nam Á là do:
A. quy mô dân số lớn. B. giá trị sản xuất cao.
C. nhu cầu xuất khẩu. D. nhu cầu nguyên liệu.
Đáp án Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề kinh tế của các nước Đông Nam Á Địa lí 11
Câu | | | | | | | | | | |
Đáp án | | | | | | | | | | |
Câu | | | | | | | | | | |
Đáp án | | | | | | | | | | |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!