Bài tập chuyên đề Andehit - Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Trần Quang Khải

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANĐÊHIT – AXIT CACBOXYLIC MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

 

Câu 1.  Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Dãy đồng đẳng đó là

A. Anđehit no đơn chức.                    B. Anđehit no mạch vòng.

C. Anđehit no hai chức.                      D. Anđehit no đơn chức mạch hở.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Anđehit là chất khử yếu hơn xeton.          

B. Anđehit no không tham gia phản ứng cộng.

C. Công thức phân tử chung của các anđehit no là CnH2nO.

D. Anđehit no là hợp chất mà nhóm –CHO đính với gốc hiđrocacbon no hoặc H.

Câu 3: Phương pháp chính để sản xuất axit axetic trong công nghiệp là

A. Lên men giấm.                               B. Đi từ metanol và cacbon oxit.

C. Oxi hóa CH3CHO.                          D. Oxi hóa butan.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.                  

B. Anđehit chỉ có tính oxi hóa

C. So với ancol tương ứng, anđehit có nhiệt độ sôi cao hơn.

D. Anđehit chỉ có tính khử.

Câu 5: Fomon là dung dịch anđehit fomic trong nước có nồng độ

A 2-5%.                       B. 50-70%.                  C. 10-20%.                  D. 37-40%.

Câu 6: Công thức chung của các axit cacboxylic đơn chức, no, mạch hở là

A. CnH2nO2 ( n ≥ 0)                                         B. CnH2n+1-2kCOOH ( n ≥ 0).

C. CnH2n+1COOH ( n ≥ 0).                              D. (CH2O)n.

Câu 7: Cho các chất C6H5COOH (a); p-CH3C6H4COOH (b); p-O2NC6H4COOH (c). Chiều tăng dần tính axit của dãy trên là

A. (a) < (b) < (c)         B. (a) < (c) < (b)          C. (b) < (a) < (c)          D. (b) < (c) < (a)

Câu 8: Độ mạnh của các axit: HCOOH (I); CH3COOH (II); CH3CH2COOH (III); (CH3)2CHCOOH (IV) theo thứ tự tăng dần là

A. I < II < III < IV.     B. IV < III < II < I.     C. II < IV < III < I.     D. IV < II < III < I.

Câu 9: Số đồng phân của axit C4H8O2

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D.5.

Câu 10: Hóa chất dùng để phân biệt HCHO và C2H5OH là

A. nước.                      B. quỳ tím.                  C. AgNO3/NH3.          D. natri hidroxit.

Câu 11.  Các anđehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với

A. H2/Ni, to                 B. AgNO3/NH3.          C. Cu(OH)2/NaOH.                D. O2.

Câu 12.  Chất không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

A. HCHO.                  B. C2H2.                      C. HCOOCH3.            D. CH3COOH.

Câu 13.  Để phân biệt HCOOH và CH3COOH người ta dùng

A. dung dịch NaOH.                                       B. Na.                         

C. quỳ tím.                                                      D. AgNO3/NH3.

Câu 14.  Chất nào sau đây không phải là andehit?

A. H-CH=O.               B. O=CH-CH=O.                   C. CH3-CO-CH3.             D. CH3-CH=O.

Câu 15. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. CH3OH.                 B. CH3COOH.                       C. C2H5OH.                D. HCOOCH3.

Câu 16: Axit fomic có phản ứng tráng gương vì trong phân tử có

A. nhóm cacbonyl.      B. nhóm cacboxyl.      C. nhóm anđehit.         D. nhóm hiđroxyl.

Câu 17: Phần trăm khối lượng C trong andehit acrylic là

A. 40%.                       B. 54,545%.                C. 62,07%.                  D. 64,29%.

Câu 18: Đốt cháy một hỗn hợp các anđehit đồng đẳng, thu được a mol CO2 và 18a gam H2O. Hai anđehit đó thuộc loại anđehit

A. no, đơn chức.                                             B. có vòng no, đơn chức.

C. no, hai chức.                                               D. không no có một nối đôi, hai chức.

Câu 19: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được anđehit axetic và ancol etylic?

A. dd brom.                 B. dd HCl.                  C. dd Na2CO3.            D. H2 (Ni, to).

Câu 20. Axit propionic có công thức cấu tạo là

A. CH3CH2CH2COOH.                                     B. CH3CH2COOH.      

C. CH3COOH.                                                  D. CH3 (CH2)3COOH.

Câu 21. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 3 chất: Na, NaOH và Na2CO3?

A. C2H5OH.                B. CH3CHO.                  C. HCHO.                 D. CH3COOH.

Câu 22. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt cặp chất

A. CH3CHO và HCHO.                                        B. HCOOH và CH3COOH.

C. C6H5OH và CH3OCH3.                                   D. C2H5OH  và CH3COOH.

Câu 23. Dùng những hóa chất nào để phân biệt các chất: andehit axetic, ancol etylic, glixerol, dimetyl ete?

A. dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2, Na.              B. dung dịch AgNO3/NH3, CuO.

C. Na, dung dịch KMnO4.                                     D. dung dịch Br2 , Cu(OH)2.

Câu 24: Axit acrylic (CH2=CHCOOH) không tham gia phản ứng với

A.Na2CO3.                     B. dung dịch Br2.              C. NaNO3.                D. H2/xt.

Câu 25: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ?

A. 2.                          B. 3.                                C. 4.                           D. 5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 50: Cho 14,8 gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no, đơn chức tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít CO2 (đkc) . Khối lượng muối thu được là

A. 19,2 gam.               B. 20,2 gam.              C. 21,2 gam.                 D. 23,2 gam.

Câu 51: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là

A. 43,2 gam.                 B. 10,8 gam.             C. 64,8 gam.                 D. 21,6 gam.

Câu 52: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

A. HCHO.                    B. CH3CHO.               C. (CHO)2.                     D. C2H5CHO.

Câu 53: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là

A. HCHO và C2H5CHO.                                        B. HCHO và CH3CHO.

C. C2H3CHO và C3H5CHO.                                   D. CH3CHO và C2H5CHO.

Câu 54: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. (COOH)2.              B. CH3COOH.            C. CH2(COOH)2.                   D. CH2=CHCOOH.

Câu 55: Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được là                  

A. 2,47%.                  B. 7,99%.                    C. 2,51%.                                   D. 3,76%.

Câu 56: Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hoà hết 6,7g X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được 8,9g muối khan. Còn khi cho 6,7g X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 10,8g Ag. Công thức của 2 axit là

A. HCOOH và CH3COOH.                                       B. HCOOH và C3H7COOH.

C. HCOOH và C2H5COOH.                                      D. HCOOCH3 và CH3COOH.

Câu 57: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là

A. 9,5.                          B. 10,9.                              C. 14,3.                               D. 10,2

Câu 58: Hoà tan 26,8 gam hỗn hợp 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag kim loại.

Để trung hoà hoàn toàn phần 2 cần 200 ml dung dịch NaOH 1 M.

Công thức của 2 axit đó là

A. HCOOH, C2H5COOH.                                           B. CH3COOH, C3H7COOH. 

C. HCOOH,C3H7COOH.                                            D.CH3COOH, C2H5COOH.

Câu 59: Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là

A. CnH2n+1CHO (n ≥ 0).                                          B. CnH2n-1CHO (n ≥ 2).

C. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).                                           D. CnH2n(CHO)2  (n ≥ 0).

Câu 60: Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 39,66%.                              B. 60,34%.                  C. 21,84%.                  D. 78,16%.

Câu 61: Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

A. 28,57%.                           B. 57,14%.               C. 85,71%.                     D. 42,86%.

Câu 62: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là

A. 15,36 gam.                      B. 9,96 gam.             C. 18,96 gam.                D. 12,06 gam.

Câu 63: Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (có thành phần nguyên tố C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3 trong NH3, đun nóng , thu được 43,2 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là :

A. \(C{H_3} - C \equiv C - CHO\)                                                      

B. \(C{H_2} = C = CH - CHO\)

C. \(CH \equiv C - C{H_2} - CHO\)                                                   

D. \(CH \equiv C - {\left[ {C{H_2}} \right]_2} - CHO\)

Câu 64: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là

A. C3H5COOH và C4H7COOH.                           B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH.                           D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 65: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là

A. 15,9%.                          B. 12,6%.                      C. 29,9%.                 D. 29,6%

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Andehit - Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Trần Quang Khải. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?