BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PHI KIM CACBON – SILIC VÀ HỢP CHẤT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN
A. LÝ THUYẾT
I. CACBON
1. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tử
a. Vị trí
- Cacbon ở ô thứ 6, chu kỳ 2, nhúm IVA của bảng tuần hoàn
b. Cấu hình electron nguyên tử
1s22s22p2. C có 4 electron lớp ngoài cùng
- Các số oxi hóa của C là: -4, 0, +2, +4
2. Tính chất vật lý
- C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chỡ và fuleren
3. Tính chất hóa học
- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.
- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất:
Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.
a. Tính khử
* Tác dụng với oxi
\(\mathop C\limits^0 + {O_2} \to \mathop { C}\limits^{ + 4} {O_2}\). Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng
\(\mathop \user2{C}\limits^\user2{0} \user2{ + }\mathop \user2{C}\limits^{\user2{ + 4}} {\user2{O}_\user2{2}} \to \mathop {\user2{ 2C}}\limits^{\user2{ + 2}} \user2{O}\)
* Tác dụng với hợp chất
\(\mathop C\limits^0 + 4HN{O_3} \to \mathop C\limits^{ + 4} {O_2} + 4N{O_2} + 2{H_2}O\)
b. Tính oxi hóa
* Tác dụng với hidro
\(\mathop C\limits^0 + 2{H_2} \to \mathop C\limits^{ - 4} {H_4}\)
* Tác dụng với kim loại
\(\user2{3}\mathop \user2{C}\limits^\user2{0} \user2{ + 4Al} \to \user2{A}{\user2{l}_\user2{4}}\mathop {{\user2{C}_\user2{3}}}\limits^{\user2{ - 4}} \) (nhóm cacbua)
II. CACBON MONOXIT
1. Tính chất hóa học
- Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử
\(\begin{array}{l}
\user2{2}\mathop \user2{C}\limits^{\user2{ + 2}} \user2{O + }{\user2{O}_\user2{2}} \to \user2{2}\mathop \user2{C}\limits^{\user2{ + 4}} {\user2{O}_\user2{2}}\\
\user2{3}\mathop \user2{C}\limits^{\user2{ + 2}} \user2{O + F}{\user2{e}_\user2{2}}{\user2{O}_\user2{3}} \to \user2{3}\mathop \user2{C}\limits^{\user2{ + 4}} {\user2{O}_\user2{2}}\user2{ + 2Fe}
\end{array}\)
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
HCOOH → CO + H2O
b. Trong công nghiệp: Khử CO được điều chế theo hai phương pháp
* Khí than ướt
C + H2O ⇔ CO + H2
* Khí lò gas
C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO
III. CACBON ĐIOXIT
1. Tính chất
a. Tính chất vật lý
- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.
- CO2 (rắn) là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
b. Tính chất hóa học
- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.
- CO2 là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic
CO2 (k) + H2O (l) ⇔ H2CO3 (dd)
- Tác dụng với dung dịch kiềm
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
b. Trong công nghiệp
- Khí CO2 được thu hồi từ qúa trình đốt cháy hoàn toàn than.
IV. AXIT CACBONIC - MUỐI CACBONAT
1. Axit cacbonic
- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.
\({H_2}C{O_3} \leftrightarrow {H^ + } + HCO_3^ - \)
\(HCO_3^ - \leftrightarrow {H^ + } + CO_3^{2 - }\)
2. Muối cacbonat
- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.
- Tác dụng với dd axit
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O
- Tác dụng với dd kiềm
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH - → CO32- + H2O
- Phản ứng nhiệt phân
MgCO3(r) → MgO(r) + CO2(k)
2NaHCO3(r) → Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)
V. SILIC
1. Tính chất vật lý
- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.
2. Tính chất hóa học
- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 đặc trưng hơn).
- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi húa vừa thể hiện tính khử.
3. Điều chế
- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao
SiO2 + 2Mg → Si + MgO
VI. HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Silic đioxit
- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.
- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng cháy.
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
- Tan được trong axit HF
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.
2. Axit silixic
- H2SiO3 là chất ở dạng keo, khụng tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dựng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓
3. Muối silicat
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẻ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng cũng được dựng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Bài tập về tính khử của CO; C
Chú ý:
Đốt cháy Cacbon bởi oxi: Có 2 trường hợp như sau:
+) Nếu thừa oxi: C + O2 → CO2.
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và O2 (dư).
+) Nếu thiếu oxi: C + O2 → CO2 ; CO2 + C → 2CO
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO dư.
VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúcthu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.
Hướng dẫn
nCaCO3 = 2/100 = 0,02 mol; nFe = 0,84/56 = 0,015 mol
Phản ứng : FexOy + yCO → xFe + yCO2
0,02x/y 0,02
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,02 0,02
Ta có nFe = 0,02x/y = 0,015 → 0,015/0,02 = x/y
Vậy CTPT của oxit là Fe2O3
Bài 2. Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại : FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng (đktc).
Hướng dẫn
Áp dung ĐLBT khối lượng
nCO2 = nCO = x mol
moxit + mCO = mchất rắn +mCO2
28x – 44x = 11,2 – 16 → x = 0,3.
Vậy VCO = 0,3.22,4 = 6,72 lit
Bài 3. Có 18 gam hỗn hợp 2 khí CO và CO2 chiếm thể tích 11,2 lít (đktc). Xác định thể tích khí CO sau khi cho 18 gam hỗn hợp khí này qua than nóng đỏ (phản ứng hoàn toàn).
Hướng dẫn
Gọi nCO, nCO2 ban đầu lần lượt là x, y (mol), ta có 2 phương trình:
x + y = 0,5 và 30x + 46y = 18 → x = 0,25 mol; y = 0,25mol.
Pthh: CO2 + C → 2CO (*)
Suy ra nCO( ở *) = 2nCO2 = 2x = 0,5 mol.
Vậy tổng nCO = 0,25 + 0,5 = 0,75 mol → VCO = 16,8 lít
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :
A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam.
C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là :
A. 0,224 lít. B. 0,560 lít.
C. 0,112 lít. D. 0,448 lít.
Câu 5: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896 lít. B. 1,120 lít.
C. 0,224 lít. D. 0,448 lít.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 lít. B. 5,60 lít.
C. 6,72 lít. D. 8,40 lít.
Câu 7: Cho H2 dư qua 8,14 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xong, thu được 1,44g H2O và a gam chất rắn. Giá trị của a là :
A. 6,70g. B. 6,86g.
C. 6,78g. D. 6,80g.
Câu 8: Khử 3,48 g một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2(đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là :
A. Fe3O4. B. Fe2O3.
C. FeO. D. ZnO.
Câu 9: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 15g. B. 10g.
C. 20g. D. 25g.
Câu 10: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m (g) Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 6,24g. B. 5,32g.
C. 4,56g. D. 3,12g.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 35: Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào ?
A. Al, Cu, Mg, Fe. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al, Cu, MgO, Fe.
Hướng dẫn trả lời
CO khử được oxit của các kim loại đứng sau Al tạo thành kim loại tương ứng và giải phóng khí CO2.
Câu 36: Trong các chất dưới đây, chất nào là một dạng thù hình của cacbon ?
A. Than cốc. B. Fuleren.
C. Than hoa. D. Cacbon vô định hình.
Hướng dẫn trả lời
Các dạng thù hình của cacbon gồm: kim cương, than chỉ và Fuleren.
Câu 37: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thì hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.
B. Có các bọt khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.
C. Dung dịch xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.
D. Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, đồng thời thoát ra bọt khí không màu.
Hướng dẫn trả lời
Trộn Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 xảy ra phản ứng:
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2.
Hiện tượng quan sát được: trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ (Fe(OH)3) và có bọt khí thoát ra (CO2).
Câu 38: Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là
A. Không màu. B. Màu đỏ.
C. Màu hồng. D. Màu tím.
Hướng dẫn trả lời
Thủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước sẽ phân hủy tạo ra môi trường kiềm
Na2SiO3 + 2H2O → 2NaOH + H2SiO3
Nhỏ vài giọt phenolphtalein thì dung dịch có màu hồng
Câu 39: Nhận xét nào dưới đây về cacbon đioxit là không chính xác
A. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Là chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí được dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Hướng dẫn trả lời
D không chính xác do các kim loại mạnh như Mg, Al có thể cháy trong CO2 nên không dùng CO2 để chữa cháy các đám cháy kim loại
Câu 40: Phân tử N2 có công thức cấu tạo N N với 14 electron trong phân tử, phân tử CO cũng có 14 electron. Vậy công thức cấu tạo nào dưới đây là của CO
A. C O B. C=O C. C O D. C O
Hướng dẫn trả lời
Ở trạng thái cơ bản, cả cacbon và oxi đều có 2 e độc thân ở phân lớp 2p. Do đó chúng có thể tạo thành 2 liên kết cộng hóa trị. Do oxi còn 1 cặp e chưa tham gia liên kết, cacbon còn orbital trống nên giữa chúng hình thành liên kết cho nhận
Vì cặp e từ oxi nên mũi tên của liên kết cho nhận có chiều từ oxi sang cacbon
Câu 41: Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì
A. Chì. B. Than đá.
C. Than chì. D. Than vô định hình.
Hướng dẫn trả lời
Than chì dùng để chế tạo ruột bút chì do có cấu trúc lớp, các lớp liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu nên các lớp dễ tách khỏi nhau
Câu 42: Câu nào sau đây đúng? Trong các phản ứng hóa học
A. Cacbon chỉ thể hiện tính khử.
B. Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. Cacbon không thể hiện tính khử hay tính oxi hóa.
D. Cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
Hướng dẫn trả lời
Cacbon có các số oxi hóa là -4 ;0; + 2 và +4.
Suy ra trong các phản ứng hóa học cacbon vừa thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 43: Khi muốn khử độc, lọc nước, lọc khí,… người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây
A. Than hoạt tính. B. Than chì. C. Than đá. D. Than cốc.
Hướng dẫn trả lời
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng trong nhiều mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất và y học; đặt biệt than hoạt tính còn dùng lọc nước, lọc khí.
Câu 44: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về CO
A. Là một oxit axit.
B. Là chất khử mạnh.
C. Chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước.
D. Liên kết giữa C và O là liên kết ba.
Hướng dẫn trả lời
CO là một oxit trung tính nên A không đúng
Câu 45: Phát biểu nào sau đây về CO2 là không chính xác
A. CO2 là một oxit axit.
B. CO2 tan trong nước tạo dung dịch có tính axit.
C. CO2 là khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết phân cực nên CO2 là phân tử có cực.
Hướng dẫn trả lời
Tuy liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết phân cực, tuy nhiên do cấu trúc đối xứng O = C = O nên phân tử không phân cực
Câu 46: Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào dưới đây trước bữa ăn ?
A. Nước đường B. Dung dịch NaOH loãng
C. Nước muối D. Dung dịch NaHCO3
Hướng dẫn trả lời
Để làm giảm pH trong dạ dày, người ta thường uống dung dịch NaHCO3 để trung hòa
H+ + HCO3- → H2O + CO2
Không dùng dung dịch NaOH loãng do có tính bazo lớn,ăn da sẽ gây nguy hiểm
Câu 48: Mệnh đề nào dưới đây là đúng ?
A. Phân tử CO2 phân cực âm về phía nguyên tử O.
B. Phân tử CO2 phân cực dương về phía nguyên tử C.
C. Phân tử CO2 không phân cực.
D. Sự phân cực của phân tử CO2 tùy thuộc vào trạng thái tồn tại.
Hướng dẫn trả lời
Phân tử CO2 có cấu trúc đối xứng: O = C = O nên phân tử không phân cực
Câu 49: Dung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X với Y thấy tạo thành kết tủa. X, Y lần lượt là cặp chất nào dưới đây ?
A. NaHCO3 và BaCl2 B. Na2CO3 và Ba(OH)2
C. Na2CO3 và BaCl2 D. NaHCO3 và Ba(OH)2
Hướng dẫn trả lời
Dung dịch muối X làm quỳ tím hóa xanh → dung dịch muối X có tính bazơ ; dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím → dung dịch Y trung tính → Loại đáp án B và D. Để ý rằng trộn X và Y thu được kết tủa → Chọn đáp án C.
Chú ý: Tính bazơ của Na2 CO3 do ion CO32- có tính bazo mạnh.
Câu 50: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể dẫn hỗn hợp trên lần lượt qua các bình đựng các hóa chất nào dưới đây ?
A. NaOH và H2SO4 đặc. B. Na2CO3 và P2O5
C. H2SO4 đặc và KOH D. NaHCO3 và P2O5.
Hướng dẫn trả lời
Khi cho khí CO2 có lẫn HCl và hơi nước qua dung dịch naHCO3 bão hòa thì HCl sẽ tác dụng với NaHCO3 tạo ra NaCl, H2O, CO2; sau đó hơi nước sẽ được hấp thụ bởi P2O5 đặc
Loại A,B,C vì CO2 tác dụng với NaOH, KOH, dung dịch Na2CO3
Câu 51: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 7,4 gam Ca(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5 gam. B. 21 gam. C. 15 gam. D. 10 gam.
Câu 52: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn gồm các oxit: MgO, CuO, Al2O3, Fe3O4 nung nóng thì chất rắn còn lại trong bình là
A. MgO, CuO, Fe3O4
B. MgO, Cu, Fe, Al2O3
C. MgO, Al, Cu, Fe
D. Mg, Cu, Al, Fe
Câu 53: Sục 0,224 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,075M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,7g B. 23,64g C. 14,775g D. 1,4775g
Câu 54. Sục 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 4,5 M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được muối nào
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaOH. D. Cả NaHCO3 và Na2CO3
Câu 55: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,7g B. 23,64g C. 14,775g D. 16,745g
Câu 56. Sục 0,672 lít khớ CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 0,3 M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được muối nào
A. Na2CO3. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Cả NaHCO3 và Na2CO3
...
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bài tập chuyên đề Cacbon - Silic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bắc Yên. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.
Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
--- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp) ---