Bài tập trắc nghiệm lý thuyết chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Thúc Loan

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN

 

Câu 1. Hợp chất CH3CH2CHClCH3 là dẫn xuất halogen

  A. Bậc 1                    B. Bậc 2                      C. Bậc 3                      D. Bậc 4

Câu 2. Khi thực hiện phản ứng thế clo vào isobutan, số sản phẩm điclo tối đa có thể thu được là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 3. Khi tách hiđroclrua từ các đồng phân của C4H9Cl thu được số đồng phân cấu tạo anken tối đa là

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 4. Cho 3 chất CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2) và phenyl clorua (3). Đun từng chất với dd NaOH dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hóa bằng dd HNO3, rồi nhỏ vào đó dd AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là

  A. (1), (2)                   B. (2), (3)                    C. (1), (3)                    D. Cả 3 chất.

Câu 5. Ứng với công thức phân tử C4H10O2 có bao nhiêu đồng phân có thể hòa tan được Cu(OH)2?

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 6. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H10O. Số lượng các đồng phân của X không tác dụng với Na là

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 7. Khi cho chất X có công thức phân tử C3H5Br3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất hữu cơ Y có phản ứng với Na và phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là

  A. BrCH2CHBrCH2Br.                                 B. CH2Br–CH2–CHBr2.

  C. BrCH2CBr2CH3.                                      D. CH3–CH2–CBr3.

Câu 8. Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O khi oxi hóa bằng CuO, t° tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 9. Chỉ dùng các chất nào sau đây để có thể phân biệt hai ancol đồng phân có cùng công thức phân tử C3H7OH?

  A. CuO, dd AgNO3/NH3.                             B. Na, H2SO4 đặc

  C. Na, dd AgNO3/NH3.                                D. CuO, Na.

Câu 10. Cho các thuốc thử sau: Na; CuO; AgNO3/NH3 và quì tím. Số thuốc thử có thể dùng phân biệt hai đồng phân khác chức có công thức phân tử C3H8O là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 11. Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, có thể dùng thuốc thử

  A. CuSO4 khan.         B. Na kim loại.            C. Benzen.                  D. CuO.

Câu 12. Chất hữu cơ X mạch hở, bền có đồng phân hình học có công thức phân tử C4H8O. X làm mất mầu dd Brom và tác dụng với Na giải phóng khí H2. Công thức cấu tạo của X là

  A. CH2=CHCH2CH2OH                               B. CH3CH=CHCH2OH

  C. CH2=C(CH3)–CH2OH                             D. CH3CH2CH=CHOH

Câu 13. Chiều giảm độ linh động của nguyên tử H từ trái qua phải trong nhóm –OH của 3 hợp chất phenol, ancol etylic và nước là

  A. HOH, C6H5OH, C2H5OH                        B. C6H5OH, HOH, C2H5OH

  C. C2H5OH, C6H5OH, HOH                         D. C2H5OH, HOH, C6H5OH

Câu 14. Khi đun nóng ancol sec–butylic với axit sunfuric đặc ở 180°C thì số đồng phân cấu tạo thu được là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 15. Trong các câu sau câu nào không đúng

  A. phenol cũng có liên kết hiđro liên phân tử.

  B. nhiệt độ sôi của phenol thấp hơn nhiệt độ sôi của toluen

  C. phenol có liên kết hiđro với nước

  D. phenol ít tan trong nước lạnh

Câu 16. Số đồng phân thơm có cùng công thức phân tử C7H8O tác dụng được với Na và NaOH là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 17. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6O2. Biết X tác dụng với KOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Số đồng phân cấu tạo của X là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 18. X là Dẫn xuất của benzen không phản ứng với NaOH có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân phù hợp của X là

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 19. Hợp chất X tác dụng với Na nhưng không phản ứng với NaOH. X là chất nào sau đây?

  A. C6H5CH2OH        B. HOCH2C6H4OH    C. p–CH3C6H4OH      D. C6H5–O–CH3.

Câu 20. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: toluen  D. Chất D là

  A. Benzyl clorua.                                           B. m–metyl phenol.

  C. o–metyl phenol và p–metyl phenol.         D. o–metyl phenol và p–clo toluen.

Câu 21. Chọn phát biểu đúng.

(1) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol vì nhân benzen hút electron của nhóm OH bằng hiệu ứng liên hợp, trong khi nhóm C2H5– đẩy e vào nhóm OH

(2) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol và được minh hoạ bằng phản ứng phenol tác dụng với dung dịch NaOH còn etanol thì không

(3) Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 vào dd natriphenolat ta sẽ thu được phenol

(4) Phenol trong nước cho môi trường axit làm quì tím hóa đỏ

  A. 1 và 2                    B. 2 và 3                      C. 3 và 1                      D. 1, 2 và 3

Câu 22. Nhiệt độ sôi của phenol, ancol etylic, nước, etyl clorua, ancol propylic được xếp theo chiều giảm dần từ trái qua phải

  A. ancol propylic > ancol etylic> phenol > etyl clorua > nước

  B. nước > ancol propylic > ancol etylic > phenol > etyl clorua

  C. phenol > ancol propylic > ancol etylic > nước > etyl clorua

  D. phenol > nước > ancol propylic > ancol etylic > etyl clorua

Câu 23. Ancol nào dưới đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung là CnH2nO

  A. CH3CH2OH         B. C6H5CH2OH          C. CH2=CHCH2OH   D. HOCH2CH2OH

Câu 24. Số đồng phân ancol tương ứng với công thức phân tử C3H8O, C4H10O, C5H12O lần lượt là

  A. 2, 4, 8                    B. 0, 3, 7                     C. 2, 3, 6                     D. 1, 2, 3

Câu 25. Tên gọi nào sau đây không đúng với hợp chất (CH3)2CHCH2CH2OH

  A. 3–Metyl butan–1–ol.                                B. ancol iso pentylic.

  C. Acol iso amylic.                                        D. 2–metyl butan–4–ol.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương môn Hóa học 11 năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 75. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 2,2 gam CO2; 0,9 gam H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 14,35 gam AgCl. Công thức phân tử của hợp chất đó là

  A. C2H4Cl2.               B. C3H6Cl2.                C. CH2Cl2.                  D. CHCl3.

Câu 76. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là

  A. C2H7O2N.             B. C3H7O2N.              C. C3H9O2N.              D. C4H9N.

Câu 77. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 dựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6 gam và ở bình 2 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

  A. C3H6O2.                B. C4H6O2.                 C. C4H6O4.                 D. C3H4O4.

Câu 78. Hỗn hợp A gồm Etan, Etilen, Axetilen và Butađien–1,3. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8 gam. Trị số của m là

  A. 58,75 g                  B. 13,8 g                     C. 60,2 g                     D. 37,4 g

Câu 79. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là

  A. 20 gam.                 B. 40 gam.                   C. 30 gam.                   D. 10 gam.

Câu 80. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là

  A. 70,0 lít.                 B. 78,4 lít.                   C. 84,0 lít.                   D. 56,0 lít.

Câu 81. Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V là

  A. 11,2.                      B. 13,44.                     C. 5,60.                       D. 8,96

Câu 82. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X. Tổng khối lượng của CO2 và nước thu được là

  A. 18,60 g.                 B. 18,96 g.                  C. 20,40 g.                  D. 16,80 g.

Câu 83. Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH dư, thu được a mol hỗn hợp khí Y và dung dịch X. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là

  A. 0,60.                      B. 0,55.                       C. 0,45.                       D. 0,40.

Câu 84. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m³ khí thiên nhiên ở đktc. Biết metan chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất cả quá trình là 50%. Giá trị của V là

  A. 224,0.                    B. 448,0.                     C. 286,7.                     D. 358,4.

Câu 85. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z ở đktc có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng thêm

  A. 1,20 gam.              B. 1,04 gam.                C. 1,64 gam.                D. 1,32 gam.

Câu 86. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được Ba thể tích hỗn hợp Y đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất; tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là

  A. C6H14.                  B. C3H8.                      C. C4H10.                    D. C5H12.

Câu 87. Cho 11 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng lấy 11 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức trên đốt cháy hoàn toàn tạo ra V lít khí CO2 và m gam H2O. Tính V và m.

  A. 2,24 lít; 6,4 gam                                        B. 4,48 lít; 12 gam     

  C. 6,72 lít; 10 gam                                         D. 8,96 lít; 12,6 gam

Câu 88. Cho 16,6 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol phản ứng với Na dư thì thu được 3,36 lít hiđro (đktc). Công thức cấu tạo và thành phần % khối lượng của hai ancol trong hỗn hợp đó là

  A. C2H5OH và C3H7OH; 25% và 75%.         B. C2H5OH và C3H7OH; 50% và 50%.

  C. C3H7OH và C4H8OH; 33% và 67%.         D. C3H7OH và C4H8OH; 45% và 55%.

Câu 89. Cho A và B là hai ancol đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon trong đó A là ancol no, B là ancol không no có một nối đôi. Hỗn hợp X gồm 3 gam A và 2,9 gam B. Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư sinh ra 0,05 mol H2. công thức phân tử của A, B là

  A. C2H6O và C3H6O.                                     B. C3H8O và C3H6O. 

  C. C3H8O và C2H6O.                                     D. C2H6O và C4H8O.

Câu 90. Cho m gam hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức A, B, C. Trong đó A và B là các đồng đẳng kế tiếp, C là ancol không no có 1 nối đôi. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 là mất màu vừa đủ dung dịch có chứa 16 gam brom. Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thì thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 3 ancol là

  A. CH4O, C3H8O và C3H6O.                        B. C2H6O, C3H8O, C3H6O

  C. CH4O, C2H6O và C3H6O.                        D. CH4O, C2H6O, C3H6O

Câu 91. Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 21,6 gam H2O và 72 gam hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau. Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100% và khi tách nước của hỗn hợp 2 ancol ở 180°C có xúc tác H2SO4 đặc thì chỉ thu được 1 olefin. Công thức phân tử của hai ancol là

  A. C3H8O.                 B. C2H6O; C3H8O.                 C. C2H6O; CH4O.                   D. C2H6O.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm lý thuyết chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Mai Thúc Loan, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?