Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Nguyễn

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ANCOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN NGUYỄN

 

Câu 1: Đun nóng ancol X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức của X có dạng là:

A. CnH2n+1CH2OH                 B. CnH2n+1OH.            C. RCH2OH.              D. CnH2n+2O.

Câu 2: Sản phẩm chính của phản ứng tách nước ở điều kiện 180oC với H2SO4 đậm đặc của (CH3)2CHCH(OH)CH3?

A. 2-Metylbutan-1-en                        B. 3-Metylbutan-1-en

C. 2-Metylbutan-2-en.                         D. 3-Metylbutan-2-en

Câu 3: Phản ứng este hoá giữa axit fomic và ancol etylic cho ta sản phẩm là:

A. Etyl fomiat.                        B. Etyl fomat.             C. Etyl axetat.              D. fomiat etyl.

Câu 4: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:

A. 4.                                        B. 6.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 5: Khi đun nóng một ancol (rượu) no đơn chức mạch hở A với axit H2SO4 đặc, thu được hiđrocacbon B có tỉ khối so với H2 là 21. Công thức của A là:

A. C2H5OH.                            B. C5H11OH.               C. C4H9OH.                 D. C3H7OH.

Câu 6: Công thức nào dưới đây là của ancol no mạch hở:

A. CnH2n+2-x(OH)x.                  B. CnH2n+2O.               C. CnH2n +2Ox.             D. CnH2n+1OH.

Câu 7: Gọi tên ancol sau:  CH3–CHCl–CH(CH3)–CH2OH

A. 2-metyl-3-clobutan-1-ol.                            B. 3-clo-2-metylbutan-1-ol.   

C. 2-clo-3-metylbutan-4-ol.                            D. 2-clo-3-metylpentan-1-ol.

Câu 8: Ancol nào sau đây khi tách nước tạo thành sản phẩm là: 2-metylbut-1-en

A. 2-metylbutan-2-ol                                      B.3-metylbutan-1-ol       

C. 2-metylbutan-1-ol                                      D. 3-metylbutan-2-ol

Câu 9: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:

A. 6.                                        B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 10: Anken sau CH3CH(CH3)CH=CH2 là sản phẩm loại nước của ancol nào sau đây?

A. 2-Metylbutan-1-ol                          B. 2-Metylbutan-2-ol

C. 2,2-ĐimetylPropan-1-ol                 D. 3-Metylbutan-1-ol

Câu 11: Đun nóng hỗn hợp 6 ancol no đơn chức với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140oC thì thu được số ete là:

A. 10                                      B. 21                           C. 15                           D. 20

Câu 12: Trong các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH:

A. 1                                        B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 13: Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại ancol mạch hở, dù số nguyên tử cacbon tăng, số mol CO2 luôn bằng số mol nước. Dãy đồng đẳng của ancol trên là:

A. Ancol no                                                  

B. Ancol đơn chức, không no chứa một liên kết đôi

C. Ancol không no chứa một liên kết đôi                

D. Ancol thơm

Câu 14: X là một ankanol. dx/o2 = 2,3125. Biết rằng X tác dụng với CuO (to) cho sản phẩm là xeton. X là:

A. Ancol n-butylic                                B. Ancol isobutylic    

C. Ancol isoamylic                              D. Ancol secbutylic

Câu 15: Ancol etylic được điều chế trực tiếp từ:

A.propen                              B. buten                        C. metilen                    D. Etilen

Câu 16: Công thức phân tử của một ancol A là: CnHmO3. Điều kiện của n, m để A là ancol no, mạch hở là:

A. m = 2n, n = 3                                  B. m = 2n + 2, n 3               

C. m = 2n – 1                                      D. m = 2n + 1, n 3

Câu 17: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3CH­(CH3)CH­2OH.                            B. CH3CH(OH)CH2CH3.        

C. CH3OCH2CH2CH3.                               D. (CH3)3COH.

Câu 18 : Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chổ trống sau:

Rượu là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử của chúng chứa một hay nhiều nhóm -OH liên kết với.............

A. Gốc hiđrocacbon.                           C. Gốc anlyl.  

B. Gốc ankyl.                                       D.Gốc hiđrocacbon no.

Câu 19: Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chổ trống sau:

Các phản ứng hóa học của rượu xảy ra chủ yếu ở ............ và một phần ở nguyên tử H trong gốc hiđrocacbon.

  A. nhóm -CH2OH.                              C. nhóm chức -OH.   

B. toàn bộ phân tử.                              D. gốc hiđrocacbon no.

Câu 20: Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chổ trống sau:

Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại..........

A. Liên kết cộng hóa trị.                       B. Liên kết hiđro.   

C. Liên kết phối trí.                               D. Liên kết ion.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 126: Lên men m gam glucozo với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:

A. 13,5.                       B. 20,0.                       C. 15,0.                       D. 30,0.

Câu 127: Hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3:4. Hai ancol đó là:

A. C2H5OH và C4H9OH.                                B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

B. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.                         D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.

Câu 128: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam nước. Hai ancol đó là:

A. CH3OH và C3H7OH.                                  B. C2H5OH và CH3OH.

C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.                  D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.

Câu 129: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là:

A. 4,9 và glixerol.                                            B. 4,9 và propan-1,2-điol.

C. 4,9 và propan-1,3-điol.                               D. 9,8 và propan-1,2-điol.

Câu 130: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là

A. 14,5.                                 B. 17,5.                                  C. 15,5.                                   D. 16,5.

Câu 131: Cho dãy các chất:  phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 4.                                      B. 3.                                        C. 6.                                       D. 5.

Câu 132: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?

A. 9.                                      B. 3.                                        C. 7.                                       D. 10.

Câu 133: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong , thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là:

A. 405                                   B. 324                                    C. 486                                    D.297

Câu 134: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH                               B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2                              D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

Câu 135: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

 Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

A. 30% và 30%                   B. 25% và 35%               C. 40% và 20%             D. 20% và 40%

Câu 136: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36                                B. 11,20                         C. 5,60                        D. 6,72

Câu 137: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là

A. 50,00%                             B. 62,50%                     C. 31,25%                   D. 40,00%

Câu 138: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2­SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

A. C4H8O2                             B. C4H10O                     C. C3H8O                    D. C4H8O

Câu 139: Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch: NaOH, HCl, Br2, HNO3, CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 3                                        B. 4                                C. 2                                D. 1

Câu 140: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 12,9                                   B. 15,3                           C. 12,3                        D. 16,9

Câu 141: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 4,08.                                B. 6,12.                            C. 8,16.                         D. 2,04.

Câu 142: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?

A. X làm mất màu nước brom

B. Trong X có hai nhóm –OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.

C. Trong X có ba nhóm –CH3.

D. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.

Câu 143: Cho m gam hỗn hợp hoi X gồm hai ancol (đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và anđehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 14,5. Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 97,2 gam Ag. Giá trị của m là

A. 14,0.                                  B. 14,7.                          C. 10,1.                       D. 18,9.

Câu 144: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 17,1 gam nước. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hóa m gam X với 15,6 gam axit axetic, thu được a gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol đều bằng 60%. Giá trị của a là

A. 15,48.                             B. 25,79.                        C. 24,80.                     D. 14,88.

Câu 145: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 21,4                                B. 24,8                           C. 33,4                        D. 39,4

Câu 146: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,07 mol một ancol đa chức và 0,03 mol một ancol không no, có một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,23 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 5,40                                B. 2,34                        C. 8,40                           D. 2,70

Câu 147: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là

A. 46%                                  B. 16%                      C. 23%                       D. 8%

Câu 148 : Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là

A. 8,8                                  B. 6,6                            C. 2,2                             D. 4,4.

Câu 149: Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc là

A. 2-metylbut-2-en.                                        B. 2-metylbut-1-en. 

C. 3-metylbut-1-en.                                        D. 3-metylbut-2-en.

Câu 150: Cho các phát biểu sau:

  (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

  (b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen.

  (c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.

  (d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.

  Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.                                    B. 3.                         C. 2.                               D. 1.

Câu 151: Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được là

A. 2,47%.                           B. 7,99%.                 C. 2,51%.                       D. 3,76%.

Câu 152: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào sau đây?

A. Etylen glicol                   B. Etilen                   C. Glixerol                     D. Ancol etylic.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Phạm Văn Nguyễn, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?