Các dạng bài tập ôn tập Hidrocacbon không no môn Hóa học 11 năm 2020-2021

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP HIĐROCACBON KHÔNG NO MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2020 - 2021

 

I. BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH

Câu 1. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C4H8 kể cả đồng phân hình học là

  A. 7.                           B. 4.                            C. 6.                            D. 5.

Câu 2. Ứng với công thức C5H10, có số đồng phân cấu tạo mạch hở là

  A. 4.                           B. 5.                            C. 6.                            D. 10.

Câu 3. Anken X có 8 liên kết σ trong mỗi phân tử. Công thức phân tử của X là

  A. C2H4.                    B. C4H8.                      C. C3H6.                      D. C5H10.

Câu 4. Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

  A. 2–metylbut–2–en.                                     B. 2–clo–but–1–en.

  C. 2,3– điclobut–2–en.                                  D. 2,3– đimetylpent–2–en.

Câu 5. Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?

  A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

  C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

  B. Phản ứng trùng hợp của anken.

  D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 6. Khi cho but–1–en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

  A. CH3CH2–CHBr–CH2Br.                          B. CH3CH2–CHBr–CH3.

  C. CH2Br–CH2CH2CH2Br.                           D. CH3CH2CH2–CH2Br.

Câu 7. Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

  A. 2.                           B. 1.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 8. Cho các chất: 2–metylpropen, but–1–en, cis–but–2–en, 2–metylbut–2–en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t°), cho cùng một sản phẩm là

  A. cis–but–2–en và but–1–en.

  B. but–1–en, 2–metylpropen và cis–but–2–en.

  C. 2–metylbut–2–en và but–1–en.

  D. 2–metylpropen, cis –but–2–en

Câu 9. Cho tất cả các đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 tác dụng với H2O (xúc tác H+, t°) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?

  A. 2.                           B. 4.                            C. 6.                            D. 5

Câu 10. Hợp chất X có công thức phân tử C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là

  A. propen.                  B. propan.                   C. isopropen.               D. xiclopropan.

Câu 11. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là

  A. (–CH2=CH2–)n.      B. (–CH2–CH2–)n.       C. (–CH=CH–)n.         D. (–CH3–CH3–)n.

Câu 12. Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là

  A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.                        C. K2CO3, H2O, MnO2.

  B. C2H5OH, MnO2, KOH.                            D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

Câu 13. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, với H2SO4 đặc, 170°C thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Dung dịch lấy dư dùng để làm sạch etilen là

  A. brom.                    B. NaOH.                    C. Na2CO3.                 D. KMnO4.

Câu 14. Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

  A. 7                            B. 6                             C. 5                             D. 4

Câu 15. Cho dãy các chất sau: buta–1,3–đien, propen, but–2–en, pent–2–en. Số chất có đồng phân hình học là

  A. 4                            B. 1                             C. 2                             D. 3

BÀI TẬP ANKAĐIEN  – ANKIN

Câu 16: có bao nhiêu ankađien liên hợp có CTPT C5H8?

Câu 17: Cho phản ứng 3C2H2  +  8KMnO4 → 3X  +  8MnO2  +  2KOH  + 2H2O. X là chất nào sau đây?

  A. HCOO-COOH       B. HCOO-COOK       C. KOOC-COOK       D. HCOOK

Câu 18. Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

  A. Buta–1,3–đien.     B. Toluen.                   C. Stiren.                     D. Vinyl axetilen.

Câu 19. Dãy chất làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường là

  A. Buten, metan        B. Propin, etilen          C. Benzen, axetilen     D. Toluen, etilen

Câu 20. Cho sơ đồ: CH4 → X → Y → Z → Cao su buna. Các chất X, Y, Z thích hợp lần lượt là

  A. axetilen, vinylaxetilen, buta–1,3–đien.      B. eten, but–1–en, buta–1,3–đien

  C. axetilen, etilen, buta–1,3–đien.                 D. metylclorua, axetilen, buta–1,3–đien

Câu 21. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1)?

  A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2.                         B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.

  C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br.                         D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.

Câu 22. Ankađien A + Cl2 → CH2ClC(CH3)=CH–CH2Cl–CH3. Vậy A là

  A. 2–metylpenta–1,3–đien.                           B. 4–metylpenta–2,4–đien.

  C. 2–metylpenta–1,4–đien.                           D. 4–metylpenta–2,3–đien.

Câu 23.Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là

  A. (–C2H–C(CH3)–CH–CH2–)n.                     C. (–CH2–C(CH3)–CH=CH2–)n.

  B. (–CH2–C(CH3)–CH–CH2–)n.                     D. (–CH2–CH(CH3)–CH2–CH2–)n.

Câu 24. Ứng với công thức phân tử C4H6 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

  A. 5.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 25. Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp

  A. 1.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập Hidrocacbon không no môn Hóa học 11 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?