TRƯỜNG THPT NGUYỄN NHIỄM TỔ HÓA HỌC
| BÀI KIỂM TRA TUẦN 12 NĂM 2019 - 2020 MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1 (2,5 điểm) : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ đk nếu có):
a. (NH4)2SO4 + ? → ? + Na2SO4 + H2O
b. N2 + ? → NH3
c. P2O5 + ? → H3PO4
d. Na3PO4 + ? → Ag3PO4 + ?
e. FeS + HNO3 (loãng) → ? + NO + ? + ?
Câu 2 (2,0 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, NaNO3, (NH4)2SO4, K2SO4.
Câu 3 (1 điểm): Nhỏ vài giọt dịch phenolphtalein vào ống nghiệm chứa dung dịch NH3 rồi lắc đều, sau đó dùng pipep thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào ống nghiệm trên. Nêu các hiện tượng xẩy ra và giải thích?
Câu 4 (0,5 điểm):Đem nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm các muối khan NH4HCO3, Al(NO3)3 sau phản ứng thu được chất rắn B, xác định chất rắn có trong B ?
Câu 5 (1,5 điểm): Cho 100ml dung dịch H3PO4 1,2M vào 400ml NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng muối thu được.
Câu 6 (1,5 điểm). Hòa tan hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 7 (1,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp Y gồm S, FeS và FeS2 vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thì thu được 0,48 mol khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất,đo ở đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào Z, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Tính khối lượng T?
ĐÁP ÁN
Câu | ý | Nội dung |
1
|
|
|
Mỗi phương trình viết đúng a.(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O b.N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (Điều kiện phản ứng: t0, p, xt). c.P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 d.Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4 + 3NaNO3 e.FeS + 6HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + 3NO + H2SO4 + 2H2O (cân bằng thiếu hoặc sai đk -0,25đ/ câu) | ||
2 |
|
|
Nhận biết đúng mỗi chất (viết phương trình kèm theo nếu có, thiếu trừ 0,25đ/phương trình) | ||
3 |
|
|
Mỗi ý đúng - Nhỏ phenolphthalein vào dung dịch chứa NH3 có hiện tượng: dung dịch từ không màu chuyển qua màu hồng. Do dd NH3 có tính bazo. Nhỏ từ từ dd HCl vào dd trên thì màu hồng nhạt dần và khi dư HCl trở về không màu. Do HCl tác dụng NH3,khi HCl dư môi trường có tính axit không làm đổi màu phenolphthalein. | ||
4 |
|
|
Viết đúng mỗi phương trình 0,125đ. Sau phản ứng thu được chất rắn : Al2O3 0,25đ. | ||
5 |
|
|
Tính đúng số mol Số mol NaOH = 0,4 mol ; Số mol H3PO4 = 0,12 mol Lập tỉ lệ đúng, suy ra sản phẩm đúng T = 3,33 Thu được muối Na3PO4 Viết đúng phương trình 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O 0,4 (dư) 0,12 0,12 Tính đúng khối lượng muối: mmuối = 19,68 gam | ||
6 |
|
|
Viết đúng phương trình (phương trình phân tử hoặc quá trình cho nhận e) Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Lập được hệ pt 2 ẩn Gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Cu Ta có: 27x + 64y = 9,1 Mặt khác: 3x + 2y = 0,5 Giải hệ ta được : x = 0,1; y = 0,1 Tính đúng khối lượng: mAl = 2,7g và mCu = 6,4g | ||
7 |
|
|
Gọi x,y lần lượt là tổng số mol Fe và S trong hỗn hợp Ta có 56x + 32y = 3,76 Mặt khác: necho = 0,48 = ne nhận Giải hệ ta được : x = 0,03 ; y = 0,065 Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa gồm Fe(OH)3 (0,03 mol); BaSO4 (0,065 mol) Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol) Vậy mrắn = 17,545 gam
|
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra tuần 12 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Nhiễm. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.