TRƯỜNG THPT NGHĨA MINH ************** | ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Sinh học 11 Năm học: 2019- 2020 Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề |
|
|
Họ và tên thí sinh:………………………………………Lớp:……..
Số báo danh:……………………………………………………….
Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được
A. tiêu hóa ngoại bào
B. tiêu hoá nội bào.
C. tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 2. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được
A. tiêu hóa ngoại bào.
B. tiêu hoá nội bào.
C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 3. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu
A. tiêu hóa ngoại bào.
B. tiêu hoá nội bào.
C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 4. Tiêu hóa là quá trình
A. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. biến đổi chất đơn giản có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được
C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
Câu 5. Các loài động vật tiêu hóa thức ăn bằng túi tiêu hóa là
A. động vật đơn bào. B. các loài ruột khoang và giun dẹp.
C. động vật có xương sống D. côn trùng và giun đất.
Câu 6. Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
A. Răng cửa giữ và giật cỏ.
B. Răng nanh nghiền nát cỏ.
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
D. Răng nanh giữ và giật cỏ.
Câu 7. Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá và cơ học.
B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
C. Tiêu hoá cơ học.
D. Tiêu hoá hoá học.
Câu 8. Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương.
B. Răng cửa giữ thức ăn.
C. Răng nanh cắn và giữ mồi.
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
Câu 9. Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
A. Tiêu hoá hoá học. B. Tiêu hoá cơ học.
C. Tiêu hoá hóa học và cơ học. D. Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Câu 10. Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn.
B. Ruột ngắn.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Manh tràng phát triển.
Câu 11. Các ngành động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí trực tiếp với môi trường qua bề mặt cơ thể?
A. Giun tròn, ruột khoang, giun đốt. B. Chân khớp, giun tròn, thân mềm.
C. Ruột khoang, thân mềm, chân khớp. D. Giun đốt, chân khớp, thân mềm.
Câu 12. Câu nào dưới đây xếp đúng theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi?
A. Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi.
B. Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào
C. Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào.
D. Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi.
Câu 13. Khí ở phổi của chim có đặc điểm nào sau đây?
A. Giàu ôxi khi cơ thể hít vào.
B. Giàu CO2 khi cơ thể thở ra.
C. Giàu ôxi cả khi cơ thể hít vào và khi cơ thể thở ra.
D. Giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và khi cơ thể thở ra.
Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
Câu 15. Lớp động vật nào sau đây có hình thức hô hấp khác hẳn với các lớp động vật còn lại?
A. Cá B. Chim C. Bò sát D. Thú
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 16-25 của đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 26. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 27. Liên hệ ngược là sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong
A. sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 28. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. cơ quan sinh sản.
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 29. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 30. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. cơ quan sinh sản.
Câu 31: Hướng động là hình thức phản ứng của
A. một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 32: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào ở phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào ở phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào ở phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào ở phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 33: Cho các hiện tượng:
I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.
II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân bón.
III. Cây trinh nữ xếp lá khi va chạm.
IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc.
Hiện tượng không thuộc hướng động là
A. I, II. B. III. C. IV. D. I, IV.
Câu 34: Hai loại hướng động chính ở thực vật là
A. hướng sáng dương và hướng sáng âm.
B. ngược chiều trọng lực và cùng chiều trọng lực.
C. hướng tới nguồn nước và tránh xa nguồn nước.
D. hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.
Câu 35: Thế nào là hướng tiếp xúc?
A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.
C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Câu 36: Ứng động ở thực vật là gì?
A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 37: Thực vật có những kiểu ứng động nào?
A. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
B. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
C. Ứng động sức trương - hoá ứng động.
D. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
Câu 38: Ứng động sinh trưởng ở thực vật là
A. vận động cảm ứng do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan.
B. sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích theo nhịp sinh học.
C. hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
D. sự vận động cảm ứng của cây khi có tác nhân kích thích.
Câu 39: Ứng động không sinh trưởng ở thực vật là
A. vận động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào khi có tác nhân kích thích.
B. sự thay đổi trạng thái sinh lí, sinh hoá của cây khi có kích thích theo nhịp sinh học.
C. hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
D. sự vận động có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào khi có tác nhân kích thích.
Câu 40: Ứng động có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
A. Giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường.
B. Giúp cây sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ.
C. Tăng tốc độ sinh trưởng của cây dước tác động của ngoại cảnh.
D. Nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp sinh học ngày và đêm.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 41-55 của đề kiểm tra ôn tập HK1 môn Sinh 11 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !