Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 có đáp án trường THPT Lê Thánh Tôn

TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN

 

ĐỀ CHÍNH THỨC


 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

MÃ ĐỀ 326

 

Họ tên học sinh: ……………………………………….        

Lớp: ………….

Lưu ý : Học sinh được phép sử dụng máy tính cầm tay.

Câu 1: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây?

A. Quạt điện                                     B. ấm điện.                 

C. ác quy đang nạp điện                   D. bình điện phân

Câu 2: Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

    A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.

C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.

D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 3: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a =0,15m có ba điện tích qA = 2mC; qB = 8mC; qc = - 8mC. Véc tơ lực tác dụng lên qA có độ lớn

A. F = 6,4N và hướng song song với BC                B. F = 5,9N và hướng song song với BC      

C. F = 8,4N và hướng vuông góc với BC               D. F = 6,4N và hướng song song với AB     

Câu 4: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường

    A. giảm 2 lần.         B. tăng 2 lần.              

C. giảm 4 lần.              B. tăng 4 lần.

Câu 5: Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Hỏi khi dùng R1 nối tiếp R thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu:

A. 30 phút                              B. 20 phút                         

C. 15 phút                              D. 10 phút

Câu 6: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó

    A. có hướng như nhau tại mọi điểm.                                  B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điện.

    C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.                                  D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường

B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng

D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.

B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.

C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.

D. Sau khi nạp, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 9: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

A. 1 cm.                                  B. 2 cm.                                  

C. 3 cm.                                  D. 4 cm.

Câu 10: Một prôtôn bay theo phương của một đường sức điện trường. Lúc ở điểm A nó có vận tốc 2,5.104m/s, khi đến điểm B vận tốc của nó bằng không. Biết nó có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19C. Điện thế tại A là 500V, tìm điện thế tại B:

A. 406,7V                    B. 500V                    

C. 503,3V                   D. 533V

Câu 11: Câu nào sau đây sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?

A. Suất điện động có đơn vị là vôn (V)

B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

C. Do suất điện động bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong nên khi mạch ngoài hở thì suất điện động bằng 0

D. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn đó.

Câu 12: Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễn điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi thế nào.

A.Tăng lên rõ rệt.                                 B. Giảm đi rõ rệt.             

C.Có thể coi là không đổi.             D.Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.

Câu 13: Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân thì

A. các ion (+) về catốt, các electron và các ion (–) về anốt.

B. các electron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt.

C . các ion dương đi về catốt còn các ion âm đi về anốt.

D. các ion (+)  đi từ catốt sang anốt.

Câu 14: Trong các đại lượng vật lý sau:

I. Cường độ dòng điện.                            II. Suất điện động.                 

III. Điện trở trong.                            IV. Hiệu điện thế.

Các đại lượng vật lý nào đặc trưng cho nguồn điện?

A. I, II, III                            B. I, II, IV                             

C. II, III                               D. II, IV

Câu 15: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi

A. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

B. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.

C. Không mắc cầu chì cho mạch điện kín.                                                  

D. Dùng pin (hay ác quy) để mắc một mạch điện kín.

Câu 16: Đặt vào hai đầu một điện trở 20W một hiệu điện thế 2V trong khoảng thời gian là 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là:     

A. 200C                                  B. 20C                                    

C. 2C                                      D. 0,005C

Câu 17: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

A. Jun (J)                                 B. Niutơn (N)                        

C. Kilôoat giờ (kWh)              D. Số đếm của công tơ điện

Câu 18: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi,  nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt  lên 4 lần thì phải

A. tăng hiệu điện thế 2 lần.                             B. tăng hiệu điện thế 4 lần.

C. giảm hiệu điện thế 2 lần.                            D. giảm hiệu điện thế 4 lần.

Câu 19: Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là

A. 1/2 A.                     B. 1 A.                                               

C. 2 A.                         D. 3 A.

Câu 20: Có 5 nguồn giống nhau (E, r) mắc thành bộ như hình vẽ. Điều nào sau đây đúng với bộ nguồn (Eb, rb):

A. Eb = 2E ; rb = 3r                 B. Eb = 3E ; rb = 2r    

C. Eb = 5E ; rb = 5r             D. Eb = 3E ; rb = 3r

Câu 21: Giữa hai đầu A và B của mạch điện mắc song song ba dây dẫn có điện trở R1 = 4 W; R2 = 5 W; R3 = 20 W. Điện trở tương đương của của mạch là:

A. R = 6,2 W                      B. R = 2 W                   

C. R = 11 W                       D. R = 29 W

Câu 22: Tia catốt là chùm:

A. electron phát ra từ anot bị nung nóng                    B. electron phát ra từ catot bị nung nóng 

C. ion dương phát ra từ catot bị nung nóng               D. ion âm phát ra từ anot bị nung nóng 

Câu 23: Khi  một tải R nối vào nguồn có suất điện động ξ, điện trở trong r mà công suất mạch ngoài cực đại thì:

A. IR = ξ                     B. r = R                      

C. PR = ξ.I                   D. I = ξ/r

Câu 24: Tụ điện có điện dung 2μF có khoảng cách giữa hai bản tụ là 1cm được tích điện với nguồn điện có hiệu điện thế 24V. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ bằng:      

A. 24V/m              B. 2400V/m         

C. 24 000V/m         D. 2,4V

Câu 25: Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 Ω. Nối điện trở R vào hai cực của nguồn điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W. Tính hiệu suất của nguồn.

    A. 67% hoặc 33%.                                                    B. 60% hoặc 40%.   

C. 57% hoặc 43%.                                                        D. 70% hoặc 30%.

Câu 26: Bình điện phân đựng dung dịch bạc đồng sunphat (CuSO4) có cực dương bằng đồng. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là 63,5 g/mol, có hoá trị 2. Sau thời gian điện phân 30 phút có 1,143 g đồng bám vào catôt của bình điện phân này. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là

   A. 0,97 A.                            B. 1,93 A.                  

C. 1,93mA.                             D. 0,97 m A.

Câu 27: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2cm thì lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4N. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10-4N, tìm độ lớn các điện tích đó:

A. 2,67.10-9C; 1,6cm              B. 4,35.10-9C; 6cm            

C. 1,94.10-9C; 1,6cm               D. 2,67.10-9C; 2,56cm

Câu 28: Chọn một đáp án đúng:

A. Điện trở dây dẫn bằng kim loại giảm khi nhiệt độ tăng                     

B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển rời của các electron 

C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion 

D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron trong kim loại lớn

Câu 29: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động aT được đặt trong không khí ở 200 C, còn mối hàn kia được nung nóng đến 5000 C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là 6 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là

   A. 125.10-6 V/K.                  B. 25.10-6 V/K.                      

C. 125.10-7 V/K.                     D. 6,25.10-7 V/K.

Câu 30: Để có thể tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì

A. hiệu điện thế giữa hai điện cực không nhỏ hơn 220 V.                            

B. hai điện cực phải đặt rất gần nhau.

C. điện trường giữa hai điện cực phải có cường độ trên 3.106 V/m.             

D. hai điện cực phải làm bằng kim loại.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 có đáp án trường THPT Lê Thánh Tôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?