Đề kiểm tra ôn tập Chương I môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Đồng Hỷ có đáp án

SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ

------------------------------

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 11 HK1

NĂM HOC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 11 – BAN: KHTN

HỌ TÊN HỌC SINH :................................................

LỚP :..........................................................................

Câu 1: Hô hấp sáng xảy ra

A. ở thực vật C4 và thực vật CAM.          

B. ở thực vật C3.     

C. ở thực vật C4.     

D. ở thực vật CAM.

Câu 2: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Đường phân —> Chu trình Crep —> Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.       

B. Đường phân —> Chuỗi chuyền êlectron hô hấp —> Chu trình Crep.       

C. Chu trình Crep —> Đường phân —> Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.       

D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp —> Đường phân —> Chu trình Crep.       

Câu 3: Loại thức ăn được tiêu hoá hoá học ở dạ dày là:

A. Thức ăn có thành phần chính là prôtêin.         

B. Thức ăn có thành phần chính là tinh bột         

C. Thức ăn có thành phần chính là xenlulôzơ     

D. Thức ăn có thành phần chính là lipit   

Câu 4: Nói quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở ruột vì:

A. Ở ruột có cấu tạo phức tạp nhất và dài nhất.  

B. Ở ruột có quá trình biến đổi và hấp thu thức ăn.        

C. Bề mặt hấp thụ của ruột lớn      

D. Ở ruột có đủ các loại enzym để biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học.  

E. Cả C và D

Câu 5: Điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp là:

A. Răng và độ dài ruột.       

B. Dạ dày      

C. Ruột         

D. Khoang miệng    

Câu 6: Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu được diễn ra ở:

A. Dạ dày     

B. Ruột già   

C. Ống tiêu hóa       

D. Ruột non  

Câu 7: Khi bảo quản hạt giống ở nhiệt độ thấp, mục tiêu nào không có ý nghĩa?

A. Giảm hoạt động cuả sinh vật.   

B. Giảm bay hơi nước.       

C. Giảm phân hủy chất hữu cơ.     

D. Giảm hô hấp.      

Câu 8: Giai đoạn chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?

A. Đường phân.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi chuyền electron.

D. Tổng hợp axêtyl - CoA.

Câu 9: Quá trình nào quyết định đến năng suất cây trồng?

A. Quá trình quang hợp.     

B. Quá trình trao đổi nước và khoáng.     

C. Quá trình hô hấp.           

D. Quá trình vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sản xuất đến cơ quan dự trữ.  

Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì:

A. Không có hô hấp sáng.  

B. Tận dụng được nồng độ CO2   

C. Nhu cầu nước thấp.        

D. Tận dụng được ánh sáng cao.   

Câu 10: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:

A. Da cam.   

B. Xanh lục.

C. Vàng.       

D. Đỏ.           

Câu 11: Sự giống nhau giữa các chu trình cố định CO2 của 3 nhóm thực vật:

A. điều kiện sống như nhau nên chu trình cố định CO2 giống nhau.   

B. cả pha sáng và pha tối.   

C. pha sáng.

D. pha tối.     

Câu 12: Phần lớn ATP được hình thành trong quá trình tế bào là từ:

A. Chuỗi chuyền electron.

B. Lên men.

C. Đường phân.

D. Chu trình Crep.

Câu 13: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, ngô...) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do:

A. Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát       

B. Nước từ khoảng gian bào tràn ra.         

C. Nhựa do rễ cây đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân 

D. Nước được rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra.

Câu 14: Câu tục ngữ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Được giải thích như sau:

A. Nhiệt độ môi trường trở lên ấm áp hơn rất thích hợp cho sinh trưởng của thực vật.        

B. Ánh sáng thuận lợi hơn cho các phản ứng quang hợp của thực vật.           

C. Sự phóng điện trong cơn giông đã oxi hóa N2 thành NO3-, là nguồn nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được.

D. Nhờ có những trận mưa đầu mùa làm thực vật sinh trưởng phát triển tốt.

Câu 15: Dạng nitơ mà cây sử dụng trực tiếp để tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể là:

A. N2  

B. NH4+         

C. NO2-         

D. NO3-         

Câu 16: Thế nào là bón lót?

A. Trường hợp bón phân cho cây lúc còn non    

B. Trường hợp bón phân cho đất trước khi trồng cây    

C. Trường hợp bón xen kẽ phân chuồng với phân vô cơ           

D. Trường hợp bón phân cho cây trước khi ra hoa kết hạt        

Câu 17: Người ta nói: « đất chua thì nghèo dinh dưỡng. Vậy để cải tạo độ chua của đất phải bón »:

A. Bón vôi.   

B. Phân đạm.            

C. Phân lân.  

D. Phân hỗn hợp NPK.

Câu 18: Vòng đai Caspari có vai trò:

A. Dẫn nước từ dưới rễ lên thân - lá.        

B. Điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước.

C. Kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước.           

D. Điều chỉnh lượng nước từ rễ lên thân - lá và làm tăng áp suất rễ.   

Câu 19: Nhận định không phải là đặc điểm chung của con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM là:

A. Cùng diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.    

B. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là AOA (axit oxalo axetic).  

C. Enzym xúc tác cho phản ứng cacboxy hoá là photpho enol pyruvat cacboxylaza.          

D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP (photpho enol pyruvic).     

Câu 20: Điểm giống nhau trong chức năng của ti thể và lục lạp là:

A. giải phóng O2.     

B. khử NAD+ thành NADH.          

C. lấy electron từ H2O.       

D. tổng hợp ATP.    

{-- Nội dung đề và đáp án ừ câu 21 - 29 của Đề kiểm tra ôn tập Chương I môn Sinh học 11 năm 2020 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--} 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề kiểm tra ôn tập Chương I môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Đồng Hỷ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?