SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ ------------------------------ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 11 HK2 NĂM HOC: 2019-2020 MÔN: SINH HỌC 11 – BAN: KHTN |
HỌ TÊN HỌC SINH :................................................
LỚP :..........................................................................
Chọn một phương án trả lời đúng nhất
Câu 1. Hai loại hooc môn điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh là:
A. Testotsteron và Juvenin. B. Ecđixơn và Ostrogen.
C. GH và Ecđixown. D. Ostrogen và Testosteron.
Câu 2. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây 1 lá mầm là:
A. 2 hay nhiều năm. B. 6 tháng. C. 1 năm. D. 2 năm.
Câu 3. Thí dụ nào sau đây cho biết tốc độ sinh trưởng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau
A. ở người thân và chân tay sinh trưởng nhanh hơn ở đầu.
B. ở người sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
C. ấu trùng lột xác 4 đến 5 lần, sau mỗi lần lột xác ấu trùng tăng kích thước để trở thành con trưởng thành.
D. Sinh trưởng tối đa ở tuổi trưởng thành của thạch sùng dài khỏang 10 cm, của trăn dài khoảng 10 m.
Câu 4. Câu nào sau đây không đúng:
A. Nước ảnh hưởng đến họat động hướng nước của cây.
B. Nước là yếu tố tác động lên các giai đoạn: nảy mầm, ra hoa, tạo quả của cây.
C. Nước là nguyên liệu trao đổi chất của cây.
D. Nước quy định tính chất cây ngắn ngày hay cây dài ngày.
Câu 5. Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự sinh truởng và phát triển ở động vật là:
A. Yếu tố di truyền, giới tính và thức ăn.
B. Yếu tố giới tính, hooc mon sinh truởng và phát triển.
C. Yếu tố giới tính, di truyền và hooc mon sinh truởng và phát triển.
D. Yếu tố thức ăn, hooc môn sinh trưởng và phát triển.
Câu 6. Cây ra hoa vào mùa hè là cây:
A. Dài ngày hoặc trung tính. B. Dài ngày. C. Ngắn ngày. D. Trung tính.
Câu 7. Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí, gần giống với con trưởng thành, không trải qua giai đoạn lột xác. Đây là sinh truởng và phát triển:
A. Qua biến thái không hoàn toàn. B. Qua biến thái.
C. Không qua biến thái. D. Qua biến thái hoàn toàn.
Câu 8. Chu kỳ kinh nguyệt của người trung bình là:
A. 31 ngày. B. 21 ngày. C. 35 ngày. D. 28 ngày.
Câu 9. Những hooc môn nào tác động kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng xảy ra trong 14 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt người:
A. LH và Progesteron. B. Ostrogen, LH và FSH.
C. Ostrogen và Progesteron. D. FSH và Progesteron.
Câu 10. Muốn ngăn cản không cho tinh trùng xâm nhập vào dạ con phải:
A. Dùng bao cao su. B. Thắt ống dẫn trứng.
C. Uống viên tránh thai. D. Áp dụng giai đoạn an toàn.
Câu 11. Ở cây 2 lá mầm có cả 2 hình thức sinh trưởng là:
A. Sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp ở phần thân non.
B. Sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp ở phần thân trưởng thành.
C. Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân trưởng thành và sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non.
D. Sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non và sinh trưởng thứ cấp ở phần trưởng thành.
Câu 12. Theo quang chu kì, cây trung tính ra hoa trong điều kiện:
A. Chiếu sáng ít hơn 12 giờ. B. Ngày dài và ngày ngắn.
C. Chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. D. Chiếu sáng nhiều hơn 24 giờ.
Câu 13. Sinh trưởng ở động vật là:
A. Sự hình thành tế bào, mô, cơ quan mới có cấu tạo và chức năng khác hẳn cũ.
B. Sự tăng kích thước, khối lượng của cùng 1 tế bào, mô, cơ quan, cơ thể.
C. Sự biến đổi theo thời gian về hình thaí và sinh lý từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
D. Sự gia tăng kích thước và hình thành tế bào, cơ quan mới có cấu tạo và chức năng khác hẳn cũ.
Câu 14. Florigen là hợp chất gồm:
A. Gibêrelin và Antêzin (chất giả định). B. Gibêrelin (chất giả định) và Antêzin.
C. Gibêrelin và Auxin (chất giả định) D. Gibêrelin (chất giả định) và Auxin.
Câu 15. Các chất điều hoà sinh trưởng bên trong cơ thể gây kích thích sinh trưởng của cây
A. Auxin, axit abxixic, phênol. B. Auxin. Gibêrelin, xitôkinin.
C. Gibêrelin, xitôkinin, axit abxixic. D. Axit abxixic, phênol.
Câu 16. Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
A. ếch, bọ cánh cứng, bướm, ruồi, muỗi.
B. Cá Chép, ếch, gà, bướm, ruồi.
C. Cá chép, gà, động vật có vú, con người.
D. Bướm, ruồi, muỗi, động vật có vú, con người.
Câu 17. Muốn tạo ra giống ỉ từ 40kg thành giống ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng lên 100kg thì phải:
A. Thức ăn nhân tạo có đủ chất dinh dưỡng. B. Cải tạo giống di truyền.
C. Cải tạo chuồng trại D. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
Câu 18. Phát triển ở thực vật là:
A. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên.
B. Quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chúc năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
C. Quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây thay đổi hình thái.
D. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Câu 19. Sự sinh trưởng được điều hoà bởi hooc mon:
A. Ecđixown và Juvenin. B. GH và Ecđixơn.
C. Tiroxin và Juvenin. D. GH và Tiroxin.
Câu 20. Chất kích thích sinh trưởng của cây được hình thành chủ yếu ở:
A. Cơ quan già, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng.
B. Cơ quan non, gây chết từng bộ phận hay toàn cây.
C. Cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, làm già hay gây chết từng bộ phận hay toàn cây.
D. Cơ quan non, chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưõng.
Đáp án Đề kiểm tra 1 tiết Chương III môn Sinh học 11 năm 2020
01. D 09. B 17. B
02. C 10. B 18. B
03. A 11. C 19. D
04. D 12. B 20. D
05. C 13. B
06. B 14. A
07. C 15. B
08. D 16. C
{-- Nội dung đề và đáp án phần từ câu 21-30 của Đề kiểm tra 1 tiết Chương III môn Sinh học 11 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết trọng tâm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương III môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án
Chúc các em học tập tốt !