SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC THUẬN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Vật Lý – Lớp 11
Thời gian làm bài: 50 phút
I. Phần trắc nghiệm. (3đ)
Câu 1: Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J, hiệu điện thế UMN là
A. 12 V. | B. -12 V. | C. 3 V. | D. -3 V. |
Câu 2: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100cm trong paraffin có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác là 1N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50cm trong chân không thì lực tương tác có độ lớn là
A. 1N | B. 2N | C. 48N | D. 8N |
Câu 3: Thế năng của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -3,2.10-19 J. Điện thế tại điểm M là
A. 3,2 V. | B. 2 V. | C. -2 V. | D. -3,2 V. |
Câu 4: Khi một điện tích q = 2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều thì lực điện sinh công là 10J. Hiệu điện thế UMN có giá trị là
A. 12 V. | B. 8 V. | C. 5 V. | D. 20 V. |
Câu 5: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. | B. hình dạng của đường đi. |
C. độ lớn điện tích di chuyển. | D. cường độ điện trường. |
Câu 6: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. | B. vuông góc với đường sức điện trường. |
C. theo một quỹ đạo bất kỳ. | D. ngược chiều đường sức điện trường. |
Câu 7: Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau | B. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau |
C. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau | D. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau |
Câu 8: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 mF - 200 V. Nối hai bản tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Điện tích của tụ điện là
A. 12.10-4 C. | B. 2.10-3 C. | C. 4.10-3 C. | D. 24.10-4 C. |
Câu 10: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
A. nhựa pôliêtilen. | B. mica. |
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. | D. giấy tẩm parafin. |
Câu 11: Một điện tích điểm di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m, đi được một khoảng d = 5 cm. Lực điện trường thực hiện được công A = 15.10-5 J. Độ lớn của điện tích đó là
A. 3.10-6 C. | B. 15.10-6 C. | C. 5.10-6 C. | D. 10-5 C. |
Câu 12: Chọn câu đúng
Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc (quả cầu bằng nhôm rất nhẹ) treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì
A. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q. | B. M tiếp tục bị hút dính vào Q. |
C. M rời Q về vị trí thẳng đứng. | D. M bị đẩy lệch về phía bên kia. |
II. Phần tự luận. (7đ)
Câu 1. (1.5đ) Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
Câu 2.(4,5đ) Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không.
a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích?
b. Xác định vecto lực tác dụng lên điện tích q0 = 3. 10-6 C đặt tại trung điểm AB.
c. Phải đặt điện tích q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?
Câu 3. ( 1đ)Một tụ điện phẳng không khí, điện dung 40pF, tích điện cho tụ ở hiệu điện thế 120V.
a, Tính điện tích của tụ.
b, Sau đó tháo bỏ nguồn điện rồi tăng khoảng cách giữa 2 bản tụ điện lên gấp đôi. Tính hiệu điện thế mới giữa 2 bản tụ. Biết rằng điện dung của tụ điện phẳng tỉ lệ ngịch với khoảng cách giữa hai bản của nó.
HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 11
I. Trắc nghiệm 3đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
| C | D | B | C | B | A | B | D | A | C | A | D |
II. Phần tự luận. 7đ
Câu 1
\(\begin{array}{l} F = k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\ \Rightarrow \left| {{q_1}.{q_2}} \right| = \frac{{F.{r^2}}}{k}\\ \Leftrightarrow \left| {{q_1}.{q_2}} \right| = \frac{{0,9.0,{{05}^2}}}{{{{9.10}^9}}} = {25.10^{ - 14}} \end{array}\)
Mà :
\(\begin{array}{l} \left| {{q_1}} \right| = \left| {{q_2}} \right|\\ \Rightarrow {\left| {{q_1}} \right|^2} = {25.10^{ - 14}}\\ \left| {{q_2}} \right| = \left| {{q_1}} \right| = {5.10^{ - 7}}C \end{array}\)
Do hai điện tích hút nhau nên: \({q_1} = {5.10^{ - 7}}C;{q_2} = - {5.10^{ - 7}}C\)
hoặc: \({q_1} = - {5.10^{ - 7}}C;{q_2} = {5.10^{ - 7}}C\)
Câu 2:
a.
\(\begin{array}{l} F = k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\ = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{{10}^{ - 8}}{{.4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{0.09}^2}}} = \frac{4}{9}{.10^{ - 3}}N \end{array}\)
b.
\(\begin{array}{l} {F_{10}} = k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_0}} \right|}}{{{r^2}}}\\ = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{{10}^{ - 8}}{{.3.10}^{ - 6}}} \right|}}{{{{0.03}^2}}} = 0.3N\\ {F_{20}} = k.\frac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\ = \frac{{{{9.10}^9}.\left| {{{4.10}^{ - 8}}{{.3.10}^{ - 6}}} \right|}}{{{{0.03}^2}}} = 1.2N \end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {{F_0}} = \overrightarrow {{F_{10}}} + \overrightarrow {{F_{20}}} \\ \Rightarrow {F_0} = \left| {{F_{10}} - {F_{20}}} \right| = 0.9N \end{array}\)
...
---Đáp án chi tiết và đầy đủ của Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Đức Thuận các bạn vui lòng xem trực tuyến hoặc tải file về máy---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Đức Thuận- Nam Định có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt!