SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐAKLAK TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 HỌC KÌ 1 Năm Học: 2019-2020 Môn: Vật Lý 11 Thời gian: 45 Phút |
Câu 1: Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích 2 lần và giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng thì lực tương tác giữa hai điện tích
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi bốn lần.
C. tăng lên bốn lần. D. giảm đi bốn lần .
Câu 2: Tìm câu sai. Xem hình vẽ sau đây? Dấu của các điện tích q1, q2 là
A. q1 > 0, q2 < 0. B. q1 < 0, q2 > 0.
C. q1 < 0, q2 < 0. D. q1 0, q2 0.
Câu 3: Hai điện tích điểm q1 = q2 = 2.10-9 C đặt cách nhau một khoảng 2.10-2 cm (trong chân không ). Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích đó là
A. 0,9 N. B. 2. N .
C. 0,2 N D. 9 N.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai.
A. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
B. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa về điện.
D. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
Câu 5: Một vật cách điện được tích điện và một miếng kim loại không tích điện:
A. Luôn luôn đẩy nhau.
B. không thể tác dụng lực tĩnh điện lên nhau.
C. Có thể hút hoặc đẩy, tùy thuộc vào dấu của điện tích trên vật cách điện.
D. Luôn hút nhau.
Câu 6: Véc tơ cường độ điện trường
A. hướng ra xa điện tích, nếu điện tích Q < 0.
B. có hướng không phụ thuộc vào dấu điện tích Q.
C. hướng về điện tích, nếu điện tích Q > 0.
D. hướng về điện tích, nếu điện tích Q < 0 và hướng ra xa điện tích, nếu Q > 0.
Câu 7: Công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm Q > 0 có dạng:
A. E=9.109Q/r2. B. E=-9.109Q/r2.
C. E=9.109Q/r. D. E=-9.109Q/r.
Câu 8: Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là Niutơn?
A. qE B. qE/d
C. qEd D. Ed
Câu 9: Đặt lần lượt 4 điện tích dương bằng nhau tại 4 đỉnh của hình vuông có cạnh a. Cường độ điện trường do 4 điện tích đó gây ra tại tâm của hình vuông là
A. E = a\(\sqrt 2 \) . B. E = 0 .
C. E = a\(\sqrt 2 \) /2 . D. E = 2a .
Câu 10: Ở khoảng cách 10 cm từ một điện tích điểm, điện trường là 5 v/m và hướng vào điện tích. Ở khoảng cách 50 cm từ điện tích này, điện trường
A. bằng 1 V/m và hướng ra xa điện tích.
B. bằng 1 V/m và hướng vào điện tích.
C. bằng 0,2 V/m và hướng ra xa điện tích.
D. bằng 0,2 V/m và hướng vào điện tích.
Câu 11: Một điện tích q đặt trong điện trường đều \(\vec E\). Khi đó chịu tác dụng lực điện \(\vec F = q\vec E\), phát biểu nào sau đây đúng?
A. \(\vec E \uparrow \downarrow \vec F\) , nếu q > 0.
B. \(\vec E \uparrow \uparrow \vec F\), nếu q < 0.
C. \(\vec E \uparrow \downarrow \vec F\) , nếu q < 0 và \(\vec E \uparrow \uparrow \vec F\) , nếu q > 0.
D. \(\vec E\) luôn luôn cùng chiều \(\vec F\) .
Câu 12: Chọn phát biểu sai.
A. Đường sức càng dày thì điện trường càng mạnh và ngược lại.
B. Chiều của đường sức là chiều của véc tơ cường độ điện trường.
C. Đường sức của điện trường tĩnh là đường cong không khép kín.
D. Qua bất kì điểm nào trong điện trường ta có thể vẽ được một hoặc nhiều đường sức.
Câu 13: Một điện tích q chuyển động trong điện trường đều \(\vec E\) từ M đến N thì công của lực điện tác dụng lên điện tích q là AMN = qE\(\overline {MN} \) . Nhận xét nào sau đây sai?
A. Công AMN phụ thuộc dạng đường đi của điện tích trong điện trường.
B. Công AMN chỉ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
C. Công AMN không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích trong điện trường.
D. Công AMN có thể dương, âm hoặc bằng 0.
Câu 14: Một vật nhiễm điện âm có độ lớn 3q tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương có độ lớn q. Tổng điện tích của hai vật sau tiếp xúc là
A. – 4q. B. 2q.
C. 4q. D. -2q.
Câu 15: Một vật nhiễm điện thì độ lớn điện tích của vật có thể là
A. 6,4 .10-20 C. B. 3,2 .10-20 C.
C. 1,6.10-10C. D. 3,2.10-19C.
Câu 16: Tại điểm M trong điện trường đều có một electron đựơc bắn ra theo phương vuông góc với đường sức điện. Dưới tác dụng của lực điện, eléctron này đi đến điểm N thì
A. UMN < 0. B. UMN > 0.
C. UMN = 0. D. UMN có thể dương hoặc âm.
Câu 17: Cường độ điện trường tại điểm M nằm cách điện tích q một đoạn r = 10 cm có độ lớn E = 4500 V/m. Độ lớn điện tích q có giá trị là:
A. 5.10-9 C B. 5.10-4 C
C. 5 .10-3 C D. 5.10-6 C
Câu 18: Cho hai điểm M, N trong một điện trường đều có E = 20 V/m, MN = 4 V. Hiệu điện thế giữa hai điểm MN là
A. 40 V. B. 80 V.
C. 20 V. D. 5 V.
Câu 19: Hai điện tích điểm giống nhau q = 10-7 C đặt tại hai điểm A, B: AB = 50\(\sqrt 2 \) cm. Tìm độ lớn cường độ điện trường tại điểm C nằm trên đường trung trực của AB cách A, B 50 cm.
A. 60\(\sqrt 2 \) V/m B. 3600\(\sqrt 2 \) V/m
C. 60 V/m D. 6 V/m
Câu 20: Cho điện tích q1 = 10-7 C, q2 = -2.10-7 C, đặt tại hai diểm A, B cách nhau 20 cm. Tìm độ lớn cường độ điện trường tại điểm C cách A 30 cm, cách B 10 cm.
A. 17.104 V/m B. 15.103 V/m
C. 17.102 V/m D. 150 V/m
Câu 21: Hai tụ điện đựơc nạp điện bằng một nguồn có hiệu điện thế U thì
A. điện dung của hai tụ có giá trị bằng nhau.
B. tụ nào có điện dung lớn hơn, điện tích của tụ đó lớn hơn.
C. tụ nào có điện dung nhỏ hơn, điện tích của tụ đó lớn hơn.
D. tụ nào có điện dung lớn hơn, điện tích của tụ đó nhỏ hơn.
Câu 22: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 v/cm. Lực tác dụng lên điện tích dó bằng 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích là:
A. 125.10-5 C B. 125.10-7 C
C. 8.10-6 C D. 8.10-8 C
Câu 24: Cho hệ 3 điện tích q1, q2, q3 cùng nằm trên một đường thẳng. Hai điện tích q1, q3 là hai điện tích dương, cách nhau 60 cm và q1 = 9/4 q3. Để lực điện tác dụng lên điện tích q2 bằng không thì:
A. q2 cách q1 36 cm cách q3 24 cm B. q2 cách q1 24 cm cách q3 36 cm
C. q2 cách q1 41,5 cm cách q3 18,5 cm D. q2 cách q1 18,5 cm cách q3 41,5 cm
Câu 25: Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa hai điện tích bằng 10 N. Đặt hai điện tích đó vào trong dầu và đưa chúng cách nhau 8 cm. Thì lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Hằng số điện môi của dầu là:
A. 2,25 B. 2,25.102
C. 18 D. 1,75
Câu 26: Chọn câu sai khi nói về đường sức điện:
A. Tại mỗi điểm trong điện trường, ta có thể vẽ được duy nhất một đường sức điện.
B. Các đường sức điện là các đường cong không kín, xuất phát ở điện tích âm, kết thúc ở điện tích dương.
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau. D. Ở nơi điện trường càng mạnh thì đường sức càng dày.
Câu 27: Hai điện tích 10-7 C và 4.10-7 C tác dụng vào nhau một lực 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. 6 cm B. 36 cm
C. 6 m D. 6.10-9 cm.
Câu 28: Đơn vị của cường độ điện trường là:
A. N/C B. N/m
C. V/m D. Cả A, C đều đúng.
Câu 29: Chọn câu đúng:
A. Quả cầu nhựa treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu nhựa được nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Khi một đám may nhiễm điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện là do cọ xát.
C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm của điện nghiệm thì hai lá kim loại được nhiễm điện là do tiếp xúc.
D. Khi chải đầu thường thấy một số sợi tóc dính vào lược, hiện tượng đó là do lược được nhiễm điện do hưỡng ứng.
Câu 30: Điện trường tĩnh là điện trường
A. của các điện tích chuyển động. B. có các đường sức khép kín.
C. của các điện tích đứng yên. D. giữa hai bản tụ có điện tích thay đổi.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.