TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT | Đề Kiểm Tra 1 Tiết Học Kì 1 Năm Học: 2019-2020 Môn: Vật Lý 11 Thời gian: 45 Phút |
Câu 1: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?
A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
B. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
C. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
Câu 2: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 2250 (V/m).
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
B. Các đường sức là các đường cong không kín.
C. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 5: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi
A. tăng 2 lần. B. vẫn không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 6: Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
B. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Điện môi là môi trường cách điện.
Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. hút nhau một lực bằng 44,1 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
C. hút nhau 1 lực bằng 10 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
B. Chim thường xù lông về mùa rét;
C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;
D. Sét giữa các đám mây.
Câu 9: Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m). B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m). D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
Câu 10: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
A. E = 0 (V/m). B. E = 36000 (V/m). C. E = 18000 (V/m). D. E = 1,800 (V/m).
Câu 11: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. theo một quỹ đạo bất kỳ.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. ngược chiều đường sức điện trường.
Câu 12: . Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Đặt một vật gần nguồn điện;
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;
C. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Câu 13: Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
B. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
C. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
D. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
Câu 15: Điện tích điểm là
A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích.
Câu 16: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m). B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m). D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
Câu 17: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. vuông góc với đường sức điện trường. B. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
C. theo một quỹ đạo bất kỳ. D. ngược chiều đường sức điện trường.
Câu 18: Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong.
C. thủy tinh. D. nhôm.
Câu 19: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp
A. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
B. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.
Câu 20: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
A. E = 16000 (V/m). B. E = 20000 (V/m).
C. E = 2,000 (V/m). D. E = 1,600 (V/m).
Câu 21: Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không. B. nước nguyên chất.
C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
B. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
C. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 23: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 12,5 (ỡC). B. q = 8.10-6 (ỡC).
C. q = 12,5.10-6 (ỡC). D. q = 1,25.10-3 (C).
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
D. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
Câu 25: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N. B. đẩy nhau một lực 0,5 N.
C. đẩy nhau một lực 5N. D. hút nhau một lực 5 N.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Lý Thường Kiệt có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.