Đề KSCL lần 1 môn Hóa học 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Tiên Du 1

TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1

BỘ MÔN HÓA HỌC

 

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: HÓA HỌC 11

Thời gian làm bài: 50 phút  (40 câu trắc nghiệm)

 

Câu 1: Chất điện li mạnh là

A. HCl.                                 B. CH3COOH.                C. HF.                             D. C2H5OH.

Câu 2: Y là một nguyên tố phi kim tương đối hoạt động. Trong tự nhiên không gặp Y ở trạng thái tự do nhưng Y có trong protein thực vật; có trong xương, răng, bắp thịt, tế bào não,... của người và động vật; có trong khoáng vật apatit, photphorit. Y là

A. flo.                                   B. photpho.                      C. canxi.                          D. oxi.

Câu 3: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. NH4+,  K+, OH-, HCO3-.                                          B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.

C. Ba2+, Al3+, SO42-, Cl-.                                             D. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.

Câu 4: Môi trường của mẫu nước giải khát có [H+] = 10-2,4 M là

A. trung tính.                                                                 B. kiềm.                          

C. không xác định.                                                        D. axit.

Câu 5: Dung dịch X chứa: 0,1 mol M2+ ; 0,2 mol Al3+; 0,3 mol SO42- còn lại là Cl-. Cô cạn dung dịch X thu được 47,7 gam chất rắn khan. M là

A. Mg.                                  B. Cu.                              C. Al.                               D. Fe.

Câu 6: Phản ứng mà silic thể hiện tính oxi hóa là

A.  Si + O2 → SiO                                           B. Si + 2F2 →  SiF4

C.  Si + 2Mg    Mg2Si                                     D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Câu 7: Trong hợp chất  hữu cơ luôn có nguyên tố

A. cacbon.                            B. oxi.                              C. nitơ.                            D. hiđro.

Câu 8: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Giá trị V là

A. 150 ml.                            B. 50 ml.                          C. 100 ml.                        D. 300ml.

Câu 9: Cho m gam Al phản ứng hết trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là

A. 1,35 gam.                         B. 0,9 gam.                      C. 1,8 gam.                      D. 2,7 gam.

Câu 10: Một loại phân bón hóa học giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ quả, không gây chua cho đất là

A. NH4Cl.                            B. (NH2)2CO.                  C. KCl.                            D. Ca(H2PO4)2.

Câu 11: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

A. NaNO3.                           B. (NH4)2CO3.                 C. CaCO3.                       D. Na2CO3.

Câu 12: Cho dung dịch các chất sau: Na2CO3, Na2SO4, Ca(OH)2, HCl. Số dung dịch ở trên có phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2

A. 2.                                     B. 1.                                 C. 4.                                 D. 3.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây không sinh ra đơn chất?

A. Ca3(PO4)2 + SiO2 + C  →                                 B. SiO2 + Mg (tỉ lệ mol 1:2) → 

C. NH3 + O2  →                                                     D. H2O2 + KMnO4 + H2SO4  → 

Câu 14: Khí amoniăc (NH3) không thể hiện tính khử khi tác dụng với

A. CuO.                                B. Cl2.                              C. HCl.                            D. O2.

Câu 15: Chất sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là

A. Al2(SO4)3.                        B. Cr(OH)­2.                     C. Fe(OH)3.                     D. Zn(OH)2.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 15 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 30: Cho hỗn hợp gồm MgO, Al, FeCO3, CuO phản ứng hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa

A. MgO, Fe, Cu, BaSO4.                                             B. MgO, Fe, Cu.

C. MgO, Al2O3, Fe, Cu, BaSO4.                                  D. Mg, Fe, Cu, BaSO4.

Câu 31: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 78,8 gam.                         B. 39,4 gam.                    C. 98,5 gam.                    D. 59,1 gam.

Câu 32: Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3 phản ứng hết trong dung dịch chứa x mol H2SO4 thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của x là

A. 1,68.                                B. 0,65.                            C. 0,84.                            D. 1,30.

Câu 33: Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp KHCO3 0,7M và Na2CO3 0,6M, khuấy đều thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,38.                              B. 17,73.                          C. 25,61.                          D. 11,65.

Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1). Đun nóng dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và NH4Cl;

(2). Sục khí NH3 cho đến dư vào dung dịch AlCl3;

(3). Cho dung dịch Ca(OH)2 cho vào dung dịch NaHCO3;

(4). Cho dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch Na2SiO3;

(5). Cho dung dịch AgNO3 cho đến dư vào dung dịch H3PO4;

(6). Sục khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]);

(7). Cho dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;

(8). Sục khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 4.                                 D. 6.

Câu 35: Cho 2,7 gam Al phản ứng hết trong 500ml dung dịch HNO3 0,8M, kết thúc phản ứng thu được 448 ml một khí X (đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 2,14 gam. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần một lượng tối thiểu là V ml dung dịch NaOH 2,0M. Giá trị của V là

A. 167,5.                              B. 223,75.                        C. 173,75.                        D. 156,25.

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

(1). Nitơ có cả tính oxi hóa và tính khử nhưng tính oxi hóa vẫn là tính chất chủ yếu; 

(2). Trong phòng thí nghiệm, CO2 được điều chế từ HCOOH và H2SO4  đặc;

(3). Trong tự nhiên, silic tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất;

(4). Phân supephotphat kép có độ dinh dưỡng cao hơn supephotphat đơn;

(5). Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí là khí than ướt;

(6). SiO2 tan dễ trong dung dịch kiềm loãng;

(7). Phương pháp hiện đại để sản xuất HNO3 trong công nghiệp đi từ hai chất ban đầu là NaNO3 và H2SO4 đặc;

(8). Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.

  Số phát biểu đúng là

A. 3.                                     B. 5.                                 C. 6.                                 D. 4.

Câu 37: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M=178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy %C=74,16%; %H=7,86%, còn lại là oxi. Tổng số các nguyên tử có trong một phân tử  metylơgenol là

A. 11.                              B. 25.                                    C. 27.                            D. 32.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được 6,96 gam hỗn hợp Y gồm Fe, FeO và Fe3O4. Hòa tan hoàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít (đkc) hỗn hợp Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5), tỉ khối của Z so với metan là 2,725. Giá trị của m là

A. 30,40.                              B. 8,00.                            C. 7,68.                            D. 10,34.

Câu 39: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,5 lít khí hơi của chất hữu cơ A cần vừa đủ 12,5 lít khí O2 thu được 7,5 lít khí CO2 và 10 lít hơi nước. Biết thể tích các khí đều đo ở cùng điều kiện. Số liên kết xich ma ( ) có trong một phân tử A là

A. 10.                                   B. 8.                                 C. 3.                                 D. 11.

Câu 40: Cho 23,1 gam hỗn hợp bột Mg và Al (tỉ lệ mol 1:1,25) phản ứng hết với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 367.                                 B. 116.                             C. 240.                             D. 232.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề KSCL lần 1 môn Hóa học 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Tiên Du 1. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?