Đề cương ôn tập về tính chất hóa học của kim loại, Dãy điện hóa của kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI, DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020

 

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

M → Mn+  + ne

Tính chất hoá học chung của kim loại là ........................      

a. Tác dụng với phi kim

- Với clo:          Fe +   Cl2 → ……………………..       

- Với Oxi:        Fe  +   O2  →  ...............................

- Với lưu huỳnh: tạo muối sunfua, phản ứng cần đun nóng (trừ Hg ở to thường )

b. Tác dụng với dung dịch axit .

- Với dd HCl, H2SO4 loãng . Tạo .................... và giải phóng .................. Trừ các kim loại .......

KL hóa trị I 1/2H2;     KL hóa trị II 2/2H2 ;      KL hóa trị III 3/2 H2.

Lưu ý: M  + H+Ma+ + H2. trong đó a+ là mức oxi hóa thấp của M (VD: Fe2+, Cr2+)

- Với dd HNO3 , H2SO4 đặc :

Hầu hết kim loại (trừ …………….) khử được N+5(HNO3)  và   S+6 (H2SO4 đặc nóng) xuống mức oxi hóa thấp hơn

Fe + HNO3 ............................... + .................... + .......................                        

Fe + H2SO4 đặc, t0 ........................... + ......................+ ...................

Lưu ý:            M + HNO3 M(NO3)b+ [NO; NO2; N2O, N2; NH4NO3]  + H2O

                        M + H2SO4 M2(SO4)b + [H2S; S; SO2] + H2O                              

Trong đó b+ là mức oxi hóa cao nhất của M

 HNO3 , H2SO4 đặc nguội làm thụ động hoá …………………………………………………………..

c. Tác dụng với nước:

- Chỉ có các kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) trong BTH  khử H2O nhiệt độ thường .

 Na  + H2O →  ……………………   +  ……………………..

- Các KL còn lại có tính khử yếu hơn nên khử nước t0cao : Fe, Mg,…

d. Tác dụng với dung dịch muối. VD:   Fe   + CuSO4 →  …………………. +  …………………

e. Tác dụng với dung dịch kiềm: Al, Zn, … VD: Al + NaOH + H2O → …………….. + …………

2. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI

1. Cặp oxi hóa khử của kim loại .   

       M     →     Mn+           +  ne               

Dạng khử        Dạng oxi hóa

Vd:   Ag+ /Ag ,Cu2+/Cu,. . . .

2. Dãy điện hóa của kim loại. Từ trái sang phải: các cặp oxi hóa khử được xếp theo chiều tính oxi hóa của các ion tăng dần và tính khử của nguyên tử giảm dần ……………………

4. Ý nghĩa dãy điện hóa

- Cho phép dự đoán chiều của pư giữa 2 cặp oxh-khử theo qui  tắc α

VD: Phản ứng giữa 2 cặp Cu2+/Cu và Fe2+/Fe.  

Fe       +  Cu2+      →     Fe2+          +    Cu

c.k m     c. oxh m        c. oxh y          c.k y

- Các cặp oxi hóa khử càng xa nhau phản ứng xảy ra càng dễ.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.               B. tính oxi hóa.           C. tính axit.                 D. tính khử.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là

A. Mg, Fe, Al.             B. Fe, Mg, Al.             C. Fe, Al, Mg.             D. Al, Mg, Fe.

Câu 3: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là

A. Na.                          B. Mg.                         C. Al.                          D. K.

Câu 4: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

A. Al và Fe.                B. Fe và Au.                C. Al và Ag.                D. Fe và Ag.

Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2.      B. Cu + AgNO3.         C. Zn + Fe(NO3)2.      D. Ag + Fe(NO3)2.

Câu 6: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch

A. NaCl loãng.            B. H2SO4 loãng.          C. HNO3 loãng.          D. NaOH loãng

Câu 7: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

A. FeSO4.                    B. AgNO3.                  C. KNO3.                    D. HCl.

Câu 8: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch

A. HCl.                        B. AlCl3.                     C. AgNO3.                  D. CuSO4.

Câu 9: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.                       B. H2SO4 loãng.          C. FeSO4.                    D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 10: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là

A. CuSO4 và HCl.       B. CuSO4 và ZnCl2.    C. HCl và CaCl2.        D. MgCl2 và FeCl3.

Câu 11: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dd HCl là

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 12: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với

A. Ag.                         B. Fe.                          C. Cu.                          D. Zn.

Câu 14: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. HCl.                        B. H2SO4 loãng.          C. HNO3 loãng.          D. KOH.

Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dd AgNO3 ?

A. Zn, Cu, Mg             B. Al, Fe, CuO            C. Fe, Ni, Sn               D. Hg, Na, Ca

Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dd có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K.              B. Be, Na, Ca.             C. Na, Fe, K.               D. Na, Cr, K.

Câu 16: Nhóm kim loại không tan  trong cả axit HNO nóng và axit H2SO nóng là

A. Ag, Pt                     B. Pt, Au                     C. Cu, Pb                    D. Ag, Pt, Au

Câu 18: Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Al, Fe, Au, Mg.      B. Zn, Pt, Au, Mg.      C. Al, Fe, Zn, Mg.      D. Al, Fe, Au, Pt.

Câu 19: Từ phương trình ion thu gọn sau: Cu  + 2Ag+ → Cu2+ + 2 Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng ?

A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+.         B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.         D. Cu bị oxi hoá bởi ion Ag+.

Câu 20:  Kim loại M phản ứng được với: dd HCl, dd Cu(NO3)2, dd HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al.                         B. Ag.                            C. Fe.                           D. Zn.

Câu 21: Kim loại M có thể đ ược điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là

A. Al                                     B. Mg                            C. Fe                                 D. Cu

Câu 22: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

A. Fe, Al, Cr                         B. Cu, Fe, Al                 C. Fe, Mg, Al                    D. Cu, Pb, Ag

Câu 23: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?

A. HNO3.                             B. H2SO4.                      C. FeCl3.                           D. HCl.

Câu 24: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?

A. CuSO4.                                                                 B. HNO3 đặc, nóng, dư.          

C. MgSO4.                                                                 D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

Câu 25: Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 3                       B. 2 : 3                        C. 2 : 5                   D. 1 : 4.

Câu 26: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.

Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3

A. 6.                            B. 10.                         C. 8.                           D. 4.

Câu 27: Những kim loại khử được H2O là

A. Na, K, Zn, Ag         B. Na, Ca, Fe, Cu        C. Na, K, Fe, Al          D. K, Ca, Na, Hg

Câu 28: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 một thời gian?

A. Bề mặt thanh kim loại có lớp màu đỏ        B. Dung dịch bị nhạt màu

C. Dung dịch có màu vàng nâu                      D. Khối lượng thanh kim loại tăng

Câu 29: Để nhận biết được 3 kim loại: Na, Mg và Al. Chỉ cần dùng hóa chất nào sau đây?

A. H2O                        B. NaOH loãng           C. HCl loãng               D. dung dịch NH3.

Câu 30: Chỉ dùng một kim loại để nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4; NH4NO3; FeSO4; AlCl3. Đó là kim loại nào?

A. Ba                           B. Mg                          C. Cu                          D. Al

Câu 31: Cho các kim loại và các dung dịch sau: Al, Cu, FeSO4, HNO3 loãng, HCl, AgNO3. Số lượng phản ứng xảy ra giữa từng cặp chất là

A. 7                             B. 8                             C. 9                             D. 10

Câu 32: Cho Zn dư vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí E gồm N2O, N2. khi phản ứng đã kết thúc, ta cho thêm dung dịch NaOH vào lại thấy thoát ra hỗn hợp khí F. Vậy hỗn hợp khí F gồm

A. H2; NO2.                B. H2; N2O                  C. H2; NH3.                D. NO; NO2.

Câu 33: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Zn                           B. Fe                           C. Al                           D. Cu

Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

a. Cho bột Al vào dung dịch NaOH.                  

b. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.

c. Cho Mg vào nước.                              

d. Cho Fe vào dung dịch K2CO3 

e. Cho Ba vào dung dịch NaHCO3

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4                                              B. 2                                  C. 3                                 D. 5

Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau :

a. Cho hỗn hợp gồm Na và Al (tỉ lệ mol 2:1) vào nước ở nhiệt độ thường.

b. Cho K vào dung dịch chứa 0,1 mol HCl, sau phản ứng thu được 0,1 mol H2

c. Cho 1 mol Na vào dung dịch chứa 1 mol KHCO3

d. Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư

e. Cho Al vào dung dịch HNO3 không thấy có khí thoát ra

Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 chất tan là

A. 3.                                   B. 2.                                  C. 4.                                     D. 5.

Câu 36: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu.                    B. Cu, Fe.                    C. Ag, Mg.                  D. Mg, Ag.

Câu 37: Hãy sắp xếp các cặp oxi hoá khử sau theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Fe2+/Fe (1); Pb2+/Pb (2); 2H+/H2 (3); Ag+/Ag (4); Na+/Na (5); Fe3+/Fe2+ (6); Cu2+/Cu (7).

A. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5).                    B. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4).

C. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4).                    D. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7).

Câu 38: Cho 1 lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl2 (1); CuSO4 (2); Pb(NO3)2 (3); NaNO3 (4); MgCl2 (5); AgNO3 (6). Các trường hợp xảy ra phản ứng là

A. (1); (2); (4); (6).    

B. (1); (3); (4); (6).     

C. (2); (3); (6).                       

D. (2); (5); (6).

Câu 39: Chọn một dãy chất tính oxi hoá của các ion kim loại tăng

A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.                        B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.                                D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.

Câu 40: Cho dãy các ion kim loại K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là:

A. Ag+                         B. Fe2+                        C. K+                           D. Cu2+

Câu 41: Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí 1 số cặp oxi hoá – khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu thì dãy các kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là:

A. Al, Fe, Ni, Cu.       B. Al, Ag, Ni, Cu.       C. Al, Fe, Ni, Ag.       D. Ag, Fe, Ni, Cu.

Câu 42: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

A. AgNO3                   B. Fe(NO3)3                C. Cu(NO3)2               D. HNO3

Câu 43: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SOthấy thu được SO2 và dung dịch A không có H2SO4 dư. Vậy dd A là

A. FeSO4                     B. Fe2(SO4)3               C. FeSO4, Fe2(SO4)3  D. A,B,C đều có thể đúng

Câu 44.  Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. Fe(NO3)3                     B.  Fe(NO3)3, HNO3   C.  Fe(NO3)2               D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3   

Câu 45: Hai kim loại X, Y và các dd muối clorua của chúng có các phản ứng hoá học sau:

X + 2YCl3    XCl2 + 2YCl2 và Y + XCl→  YCl2 + X. Phát biểu đúng là:

A. ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+                        B. kim loại X khử được ion Y2+

C. kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y                    D. ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập về tính chất hóa học của kim loại, Dãy điện hóa của kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?