ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 11
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chương IV: TỪ TRƯỜNG
I. TỪ TRƯỜNG
1. Tương tác từ
Tương tác giữa nam châm với nam châm, giữa dòng điện với nam châm và giữa dòng điện với dòng điện đều gọi là tương tác từ. Lực tương tác trong các trường hợp đó gọi là lực từ.
2. Từ trường
- Khái niệm từ trường: Xung quanh thanh nam châm hay xung quanh dòng điện có từ trường.
Tổng quát: Xung quanh điện tích chuyển động có từ trường.
- Tính chất cơ bản của từ trường: Gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
- Cảm ứng từ: Để đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ, người ta đưa vào một đại lượng vectơ gọi là cảm ứng từ và kí hiệu là \(\vec {\rm B}\).
Phương của nam châm thử nằm cân bằng tại một điểm trong từ trường là phương của vectơ cảm ứng từ \(\vec {\rm B}\) của từ trường tại điểm đó. Ta quy ước lấy chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử là chiều của \(\vec {\rm B}\).
3. Đường sức từ
Đường sức từ là đường được vẽ sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của vectơ cảm ứng từ tại điểm đó.
4. Các tính chất của đường sức từ:
- Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.
- Các đường sức từ là những đường cong kín. Trong trường hợp nam châm, ở ngoài nam châm các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
- Các đường sức từ không cắt nhau.
- Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức
từ ở đó vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cảm ứng Từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.
5. Từ trường đều
Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều.
II. PHƯƠNG, CHIỀU VÀ ĐỘ LỚN CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN
1. Phương : Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng tại điểm khảo sát .
2. Chiều lực từ : Quy tắc bàn tay trái
Quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
...
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Từ trường
Câu 1: Chọn câu sai
A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ B. Cảm ứng từ đặc trương cho từ trường về mặt gây ra lực từ
C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường
D. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường.
Câu 2: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần
A. không đổi B. giảm 2 lần
C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần
Câu 3: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N gấp 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng
A. rM = 4rN B. rM = rN/4
C. rM = 2rN D. rM = rN/2
Câu 4: Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua
B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín
C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó
Câu 5: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I
A. B = 2.10-7I/R
B. B = 2π.10-7I/R
C. B = 2π.10-7I.R
D. B = 4π.10-7I/R
Câu 6: Độ lớn cảm ứng từ trong lòng một ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua tính bằng biểu thức
A. B = 2π.10-7I.N
B. B = 4π.10-7IN/l
C. B = 4π.10-7N/I.l
D. B = 4π.IN/l
Câu 7: Cảm ứng từ trong một cuộn dây dẫn có chiều dài 20 cm có giá trị B0. Kéo giãn cuộn dậy đến chiều dài 40 cm thi cảm ứng trừ bên trong cuộn dây sẽ
A. B0 B. 1/2B0
C. 2 B0 D. 1/4B0
Câu 8: Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy, có các dòng điện I1=2A, I2=5A chạy qua cùng chiều với chiều dương của các trục toạ độ. Cảm ứng từ tại điểm A có toạ độ x=2cm, y=4cm là
A. 10-5 T B. 2. 10-5 T
C. 4. 10-5 T D. 8. 10-5 T
Câu 9: Tại tâm của dòng điện tròn cường độ 5A người ta đo được cảm ứng từ B = 31,4.10-6T. Đường kính của dòng điện tròn là
A. 20cm B. 10cm
C. 2cm D. 1cm
Câu 10: Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là
A. 5A B. 1A C. 10A D. 0,5A
...
Từ thông - Hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 1: Một khung dây phẳng, diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, khung dây được đặt trong từ trường có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn tăng dần từ 0 đến 2,4.10-3 T trong khoảng thời gian 0,4s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian có từ trường biến thiên là
A. 1,5.10-2 mV B. 1,5.10-5 V C. 0,15 mV D. 0,15 V
Câu 2: Một vòng dây đồng có đường kính D = 20cm, tiết diện dây S=0,5mm2 đặt vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc mặt phẳng vòng dây. Tính tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua vòng dây để dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là 2A. Cho điện trở suất của đồng 1,75.10-8
A. 1,4T/s B. 1,6T/s C. 1,2T/s D. 1,5T/s
Câu 3: Một khung hình vuông gồm 20 vòng dây có cạnh a = 10cm, đặt trong từ trường đều, độ lớn của từ trường là B = 0.05T. Mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc α = 300. Từ thông có độ lớn là
A. 50 mWb B. 0,25 mWb C. 8,66 mWb D. 5 mWb
Câu 4: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
A.θ=BS.sinα B. θ=BS.cosα C. θ= BS.tanα D. θ = BS.cotα
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo từ thông
A. Vêbe (Wb)
B. Tích Tesla với mét vuông (T.m2.)
C. Henry (H)
D. Tích Henri với Ampe (H.A)
...
Khúc xạ và phản xạ toàn phần
Câu 1: Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa 3 đường truyền ánh sáng (hình vẽ) nhưng quên ghi chiều truyền. Các tia nào kể sau không thể là tia khúc xạ
A. IR1 B. IR2
C. IR3 D. IR1 hoặc IR3
Câu 2: Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó cách mặt nước một khoảng 1,8m; chiết suất của nước là n = 4/3. Độ sâu của bể là
A. 1,125m B. 1,2m C. 2,4m D. 1,35m
Câu 3: Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 với góc tới i. Điều kiện để có phản xạ toàn phần là
A. n1 > n2 và i > igh
B. n1 < n2 và i > igh
C. n1 < n2 và i < igh
D. n1 > n2 và i < igh
Câu 4: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là
A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1
C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
Câu 5: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 6: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. luôn lớn hơn 1.
B. luôn nhỏ hơn 1.
C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
Câu 7: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1.
C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0.
Câu 8: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A. sini = n B. sini = 1/n
C. tani = n D. tani = 1/n
Câu 9: Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là
A. 11,5 cm B. 34,6 cm
C. 63,7 cm D. 44,4 cm
Câu 10: Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là
A. 11,5 cm B. 34,6 cm
C. 51,6 cm D. 85,9 cm
Lăng kính
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu 1 chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i ở mặt thứ nhất
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính
Câu 2: Tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A. Tia ló hợp với tia tới một góc lệch D = 300. Góc chiết quang của lăng kính là
A. A = 410 B. A = 38016’. C. A = 660. D. A = 240.
Câu 3: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A=300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là
A. D = 50 B. D = 130 C. D = 150 D. D = 220
Câu 4: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n=1,5, tiết diện là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng SI tới mặt bên của lăng kính với góc tới i=300. Góc lệch của tia sáng khi đi qua lăng kính là
A. D = 280 B. D = 320 C. D = 470 D. D = 520
Câu 5: Tiết diện thẳng của đoạn lăng kính là tam giác đều. Một tia sáng đơn sắc chiếu tới mặt bên lăng kính và cho tia ló đi ra từ một mặt bên khác. Nếu góc tới và góc ló là 450 thì góc lệch là
A. 100 B. 200 C. 300 D. 400
...
-(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề cương, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)-
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.