ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 12 NĂM 2020
A. Lý Thuyết
1. Điện trở (R), tụ điện (), cuộn cảm (L)
a. Điện trở (R)
Là linh kiện dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Công dụng là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
- Cấu tạo: Người ta thường dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.
- Phân loại: Điện trở được phân loại theo:
+ Công suất: công suất nhỏ, công suất lớn
+ Trị số: loại cố định hoặc có thể thay đổi (biến trở - chiết áp)
+Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số của nó thay đổi thì được phân loại như sau:
+ Điện trở nhiệt (thermistor) có hai loại:
- Hệ số dương: khi nhiệt độ tăng thì R tăng
- Hệ số âm: khi nhiệt độ tăng thì R giảm
- Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở
Đơn vị: Ôm ( Ω )
b. Tụ điện (C)
- Công dụng: Tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Khi mắc phối hợp cuộn cảm sẽ thành mạch cộng hưởng.
- Cấu tạo: Tụ điện gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi
- Phân loại: Người ta căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực để phân loại và gọi tên tụ điện: tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ hóa, tụ dầu.
- Trị số điện dung (C): cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.
+ Đơn vị đo là fara (F). Thực tế thường dùng ước số Fara:
1 micro Fara (μF) = 10-6 F
1 nano Fara (nF) = 10-9 F
1 pico Fara (pF) = 10-12 F
- Điện áp định mức (Uđm): là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, tụ không bị đánh thủng.
- Riêng tụ hóa phải mắc đúng chiều điện áp: cực dương tụ về phía cực dương của nguồn, cực âm tụ về phía cực âm của nguồn. Ở trong mạch điện, cực dương của tụ hoá phải mắc vào nơi có điện áp cao hơn. Nếu mắc ngược chiều sẽ làm hỏng tụ.
- Dung kháng của tụ điện (XC): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
\({X_C} = \frac{1}{{2\pi fc}}\)
+ Trong đó:
- Xc: Dung kháng (Ω)
- f: Tần số dòng điện qua tụ điện (Hz)
- C: Điện dung của tụ điện (F)
c. Cuộn cảm (L)
- Công dụng: Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều và ngăn chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
- Cấu tạo: Người ta dùng dây dẫn điện có vỏ bọc để cuốn thành cuộn cảm.
- Phân loại và kí hiệu: Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng người ta phân loại như sau: cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
- Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây.
+ Đơn vị đo là Henry (H), các ước số thường dùng là:
1 mili henry (mH) = 10-3 (H)
1 micrô henry (μH) = 10-6 (H)
- Cảm kháng của cuộn cảm ( XL): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
XL=2πfL
+ Trong đó:
- XL: Cảm kháng (Ω)
- f: tần số dòng điện qua cuộn cảm (Hz)
- L: trị số điện cảm của cuộn cảm (H)
2. Linh kiện bán dẫn và IC
a. Điốt bán dẫn
Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anôt (A) và catôt (K).
- Theo công nghệ chế tạo, điôt được phân ra:
+ Điôt tiếp điểm: Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ, chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua, thường được dùng để tách sóng và trộn tần
+ Điôt tiếp mặt: Chỗ tiếp giáp P - N có diện tích lớn, cho dòng điện lớn đi qua, được dùng để chỉnh lưu.
- Theo chức năng, điôt được phân ra các loại chính sau:
- Điôt ổn áp (điôt zene): cho phép dùng ở vùng điện áp ngược đánh thủng mà không hỏng, được dùng để ổn định điện áp một chiều.
- Điôt chỉnh lưu: Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
b. Trainzito
- Tranzito là một linh kiện bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Tranzito có ba dây dẫn ra là ba điện cực, cấu tạo và kí hiệu của nó.
- Tuỳ theo cấu tạo, người ta phân tranzito thành hai loại: Tranzito PNP và Tranzito NPN. Chiều mũi tên ở trên kí hiệu của tranzito chỉ chiều dòng điện chạy qua tranzito: Từ cực E sang cực C ở bán dẫn PNP và từ cực C sang cực E ở bán dẫn NPN.
c. Tirixto
- Tirixto là linh kiện bán dẫn có ba lớp tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có ba dây dẫn ra là ba điện cực: Anôt (A), Catôt (K), Điều khiển (G)
- Tirixto thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điểu khiển, bằng cách điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn, qua đó thay đổi giá trị của điện áp ra.
d. Điac và Triac
- Triac là linh kiện bán dẫn được kí hiệu như hình 4 – 6. Triac có 3 điện cực là: A1, A2 và G.
- Điac có cấu tạo hoàn toàn giống như triac nhưng không có cực điều khiển G.
- Triac và điac được dùng để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
3. Một số mạch điện tử cơ bản
- Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn,dây dẫn để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.
- Mạch chỉnh lưu
+ Mạch chỉnh lưu nửa chu kì.
+ Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì
- Mạch chỉnh lưu 2 điot.
- Mạch chỉnh lưu cầu (dùng 4 diot)
- Mạch khuếch đại.
- Mạch tạo xung.
4. Mạch điện tử điều khiển
- Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được gọi là mạch điện tử điều khiển.
- Mạch điện tử dùng để điều khiển sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu, trạng thái hoạt động, chế độ làm việc của máy móc thiết bị,... mạch đó gọi là mạch điều khiển tín hiệu.
- Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử có chức năng thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách thay đổi điện áp vào động cơ hoặc thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ.
B. Bài tập
1/ Dòng điện một chiều là dòng điện có
a.chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
b. chiều và trị số không đổi theo thời gian.
c. trị số thay đổi, chiều không đổi.
d. chiều thay đổi, trị số không đổi.
2/ Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
a. chiều thay đổi, trị số không đổi.
b. trị số thay đổi, chiều không đổi.
c. chiều và trị số không đổi.
d. chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
3/ Giá trị của hệ số khuếch đại điện áp OA được tính bằng công thức nào sau đây?
(Rht: điện trở hồi tiếp; R1: điện trở đầu vào)
a. \({K_{\text{d}}} = \frac{{{U_{vao}}}}{{{U_{ra}}}}\) b. \({K_{\text{d}}} = {R_1}{R_{ht}}\) c. \({K_{\text{d}}} = \frac{{{R_{ht}}}}{{{R_1}}}\) d. \({K_{\text{d}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_{ht}}}}\)
4/ Khi tần số dòng điện tăng thì:
a Dung kháng của tụ điện tăng. b Dung kháng của tụ điện giảm.
c Cảm kháng của cuộn cảm không thay đổi. d Cảm kháng của cuộn cảm giảm.
5/ Khi tần số dòng điện tăng thì:
a Cảm kháng của cuộn cảm giảm. b Cảm kháng của cuộn cảm không thay đổi.
c Cảm kháng của cuộn cảm tăng. d Dung kháng của tụ điện tăng.
6/ Khi tần số dòng điện giảm thì:
a Dung kháng của tụ điện không đổi. b Dung kháng của tụ điện giảm.
c Cảm kháng của cuộn cảm tăng. d Dung kháng của tụ điện tăng.
7/ Khi tần số dòng điện giảm thì:
a Cảm kháng của cuộn cảm tăng. b Dung kháng của tụ điện không đổi.
c Cảm kháng của cuộn cảm giảm. d Dung kháng của tụ điện giảm.
8/ Dung kháng của tụ điện có điện dung C mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f là
a \({X_C} = 2\pi fC\) b \({X_C} = \frac{{2\pi f}}{C}\) c \({X_C} = \frac{1}{{C.2\pi f}}\) d \({X_C} = \frac{C}{{2\pi f}}\)
9/ Cảm kháng của cuộn dây có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f là
a \({X_L} = \frac{L}{{2\pi f}}\) b \({X_L} = \frac{{2\pi f}}{L}\) c \({X_L} = 2\pi fL\) d \({X_L} = \frac{1}{{2\pi fL}}\)
10/ Cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f. Hệ số phẩm chất của nó xác định bởi
a \(Q = \frac{{2\pi fr}}{L}\) b \(Q = \frac{{rLf}}{{2\pi }}\) c \(Q = \frac{{2\pi fL}}{r}\) d \(Q = \frac{{rL}}{{2\pi f}}\)
11/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Vàng - Xanh lục - Cam - nhũ kim . Trị số đúng của nó là:
a 54000 Ω \(\pm \)5% b 54000 Ω \(\pm \)10% c 45000 Ω \(\pm \)5% d 45000 Ω \(\pm \)10%
12/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Tím - Cam - Nâu - Ngân nhũ . Trị số đúng của nó là:
a 730 Ω \(\pm \)5%. b 73. 104 Ω \(\pm \)5%. c 730 Ω \(\pm \)10%. d 73. 104 \(\pm \)Ω 10%.
13/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Xanh lam - Xám - Đỏ. Trị số đúng của nó là:
a 6800 Ω, sai số không đáng kể. b 6800 Ω \(\pm \)20%.
c 7900 Ω \(\pm \)20%. d 7900 Ω, sai số không đáng kể.
14/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Trắng - Xám - Vàng - Xanh lục. Trị số đúng của nó là:
a 76. 105 Ω \(\pm \)0,5%. b 98. 104 Ω \(\pm \)5%. c 76. 105 Ω \(\pm \)5%. d 98. 104 Ω \(\pm \)0,5%.
15/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Xanh lam - Cam - Cam - Nâu. Trị số đúng của nó là:
a 64. 103 Ω \(\pm \)3% b 53. 103 Ω \(\pm \)2% c 64. 104 Ω \(\pm \)1% d 63. 103 Ω \(\pm \)1%
16/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 4 là khối
a mạch lọc nguồn. b mạch ổn áp. c mạch bảo vệ. d mạch chỉnh lưu.
17/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 5 là khối
a mạch bảo vệ. b mạch ổn áp. c mạch chỉnh lưu. d mạch lọc nguồn.
18/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 1 là khối
a biến áp nguồn. b mạch chỉnh lưu. c mạch ổn áp. d mạch lọc nguồn.
19/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 2 là khối
a mạch chỉnh lưu. b biến áp nguồn. c mạch lọc nguồn. d mạch ổn áp.
20/ một mạch đa hài đối xứng, các điện trở có giá trị là R và các tụ điện có điện dung C . Độ rộng xung và chu kì xung của nó tạo ra là
a τ = 0,5RC và TX = RC . b τ = 1,4RC và TX = 0,7RC .
c τ = 0,7RC và TX = 1,4RC . d τ = 1,2RC và TX = 0,6RC .
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
b | d | c | b | c | d | c | c | c | c |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
c | c | b | d | d | b | a | a | a | c |
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2020 đầy đủ và chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: