TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÌNH PHƯỚC | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2018 - 2019 |
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là:
A. 1s22s22p53s23p1. B. 1s22s22p63s13p2. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s23p3.
Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực. B. Ion.
C. Hiđro. D. Cộng hóa trị không cực.
Câu 3: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Nguyên tố clo:
A. Chỉ bị oxi hoá. B. Chỉ bị khử.
C. Không bị oxi hoá, không bị khử. D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
Câu 4: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu.Trong phản ứng trên mỗi ion Cu2+ đã:
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.
C. Nhường 2 electron. D. Nhận 2 electron.
Câu 5: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Cho chất xúc tác vào hệ. B. Thêm khí H2 vào hệ.
C. Tăng áp suất chung của hệ. D. Giảm nhiệt độ của hệ.
Câu 6: Trong 4 hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nước Javen là:
A. NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2
C. NaCl + NaClO3 + H2O. D. NaCl + HClO + H2O.
Câu 7: Oxi không phản ứng trực tiếp với kim loại nào sau đây:
A. Au B. Fe C. Na D. Cu
Câu 8: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong dung môi nước. B. KOH nóng chảy.
C. MgCl2 nóng chảy. D. NaCl rắn, khan.
Câu 9: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3:
A. K2O, NO2 và O2. B. K, NO2, O2. C. KNO2, NO2 và O2. D. KNO2 và O2.
Câu 10: Sản phẩm thu được khi đốt cháy P trong oxi dư là:
A. P2O5. B. P2O3. C. P2O4. D. PO2.
Câu 11: Phản ứng nào silic là chất oxi hóa?
A. Si + 2F2 → SiF4 B. Si + O2 → SiO2
C. 2Mg + Si → Mg2Si D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
Câu 12: Cho hình vẽ sau mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ:
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2.
A. Có kết tủa trắng xuất hiện
B. Có kết tủa đen xuất hiện
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh
D. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
Câu 13. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaCl và AgNO3 B. HNO3 và NaHCO3
C. ZnCl2 và Na2CO3 D. Na2ZnO2 và KOH
Câu 14: Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường axit:
A. NaNO3 B. KClO4 C. Na3PO4 D. NH4Cl
Câu 15: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IA. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 19 B. 20 C. 18 D. 21
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 29 của đề cương ôn tập môn Hóa năm 2018 - 2019 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 30: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là:
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52 gam. B. 9,1 gam. C. 8,98 gam. D. 7,25 gam.
Câu 32: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 33: Cho m gam P2O5 tác dụng với 715,75 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3,5m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 19,88. B. 21,30. C. 22,72. D. 17,04.
Câu 34: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình sau:
Giá trị của a và x lần lượt là:
A. 0,3; 0,1. B. 0,4; 0,1. C. 0,5; 0,1. D. 0,3; 0,2.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch giảm 47,52 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Biết MX < 100 gam/mol, công thức phân tử của X là:
A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N.
Câu 36: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dd Y có pH =11,0. Giá trị của a là
A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.
Câu 37: Cho M là kim loại tạo ra 2 muối MClx , MCly và 2 oxit MO0,5x và M2Oy . Thành phần về khối lượng của clo trong 2 muối có tỉ lệ 1: 1,1723, của oxi trong 2 oxit có tỉ lệ 1 : 1,35. Kim loại M là:
A. Fe (M = 56). B. Cu (M = 64). C. Cr (M=52). D. Mn (M=55).
Câu 38: Cho 15,75 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với 2,1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 17,8. Giá trị của m là:
A. 122,05. B. 118,05. C. 126,05. D. 98,20.
Câu 39: Hỗn hợp M gồm hai muối A2CO3 và AHCO3. Chia 67,05 gam M thành ba phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 53,19 gam kết tủa.
- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa.
- Phần 3: tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2 M.
Giá trị của V là:
A. 270 ml. B. 320 ml. C. 230 ml. D. 105 ml.
Câu 40: Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 lấy dư thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,893 mol. B. 0,950 mol. C. 0,765 mol. D. 0,650 mol.
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÌNH PHƯỚC
1A | 2A | 3D | 4D | 5D | 6A | 7A | 8D | 9D | 10A |
11C | 12A | 13D | 14D | 15A | 16A | 17A | 18B | 19D | 20C |
21A | 22D | 23C | 24A | 25A | 26C | 27B | 28A | 29B | 30A |
31C | 32B | 33B | 34A | 35C | 36C | 37A | 38A | 39A | 40A |
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập cuối năm môn Hóa 12 năm học 2018 - 2019 của Trường THPT Bình Phước, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức trắc nghiệm online tại đây:
- Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Phú Bình, Thái Nguyên
- Đề thi HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP Hồ Chí Minh
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!