89 Câu hỏi tự luận ôn thi Chương Tiến hóa Sinh học 12 có đáp án

89 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN THI CHƯƠNG TIẾN HÓA SINH HỌC 12  

Câu 417. Theo học thuyết Đác-Uyn, loại biến dị nào có vai trò chính trong tiến hóa?

Trả lời: Biến dị cá thể.       

Câu 418. Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là:

Trả lời: chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Câu 419. Nhân tố tiến hóa nào có tính định hướng?

Trả lời: Chọn lọc tự nhiên

Câu 420. Điều nào đúng trong sự hình thành loài theo quan niệm của sinh học hiện đại?

Trả lời: Loài mới được hình thành bởi sự phân ly tính trạng từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 421. Một loài mới có thể được hình thành sau 1 thế hệ:

Trả lời: nếu có sự thay đổi về số lượng NST để vựợt qua rào cản sinh học.

Câu 422. Trong quá trình tiến hóa, nhiều loài mới được hình thành từ một loài tổ tiên ban đầu như các loài chim họa mi ở quần đảo Galapagos mà Đác-Uyn đã quan sát được, đó là:  

Trả lời: sự phân ly tính trạng và thích nghi.       

Câu 423. Hiện tượng có những loài có cấu trúc cơ thể đơn giản nhưng vẫn tồn tại song song với những loài cơ thể có cấu trúc phức tạp là ví dụ chứng minh điều gì?

Trả lời: Thích nghi là hướng tiến hóa chủ yếu.    

Câu 424. Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo là tạo ra gì?

Trả lời: nòi mới và thứ mới.                                  

Câu 425. Động lực của chọn lọc nhân tạo là gì?

Trả lời: nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.

Câu 426. Các nhân tố chủ yếu làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là do:

Trả lời: Quá trình đột biến và giao phối.

Câu 427. Trong quá trình tiến hoá, so với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì:

Trả lời:  phổ biến hơn, đa dạng hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cá thể.            

Câu 428. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố:

Trả lời: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.

Câu 429. Quan niệm của Đác-Uyn về sự hình thành loài mới:

Trả lời: Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng, từ một nguồn gốc chung.

Câu 430. Tiến hoá nhỏ là gì?

Trả lời: Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới.

Câu 431. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng chung nào?

Trả lời: Thích nghi ngày càng hợp lí, tổ chức cơ thể ngày càng cao, ngày càng đa dạng, phong phú.      

Câu 432. Tồn tại nào sau đây là của thuyết Đác-Uyn:

Trả lời:

  • Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của chọn lọc tự nhiên  
  • Chưa hiểu rõ cơ chế phát sinh biến dị.
  • Chưa hiểu rõ cơ chế di truyền.                                      

Câu 433. Các quần thể sinh vật ở cạn bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lí như núi, biển, sông gọi là:

Trả lời: cách li địa lí.        

Câu 434. Quan niệm của Đác-Uyn về sự thích nghi ở sinh vật là:

Trả lời:

  • thích nghi hợp lí được hình thành, đào thải những dạng kém thích nghi.
  • biến dị phát sinh vô hướng.         

Câu 435. Các cá thể thuộc các nhóm, các quần thể khác nhau không giao phối với nhau là do đặc điểm cơ quan sinh sản hoặc tập tính hoạt động sinh dục khác nhau gọi là:

Trả lời: cách li sinh sản.

Câu 436. Nội dung chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn gồm:

Trả lời:

  • Tính biến dị của sinh vật cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
  • Tính di truyền của sinh vật tạo phương tiện tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
  • Chọn lọc tự nhiên trong mối tương quan với các điều kiện sống giữ lại các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải các biến dị có hại dẫn đến tính thích nghi và nhiều dạng của sinh giới.

Câu 437. Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong điều kiện tự nhiên là:

Trả lời: sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật ở những vùng phân bố địa lý khác nhau.

{-- Từ câu 438 - 457 của Câu hỏi tự luận ôn thi chương Tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 458. Các cơ quan tương tự có ý nghĩa tiến hoá là:

Trả lời: phản ánh sự tiến hoá phân li

Câu 459. ĐacUyn đã giải thích tính thích nghi của sinh vật có được là do

Trả lời: sự đào thải các biến dị bất lợi, sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN.

Câu 460. Theo ĐacUyn, loài mới được hình thành dần dần qua:

Trả lời: nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một gốc.

Câu 461. ĐacUyn giải thích sâu rau có màu xanh như lá rau là do

Trả lời: chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những sâu rau có màu xanh và đào thải những sâu rau có màu sắc khác.

Câu 462. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc vào:

Trả lời: thời điểm phát sinh đột biến.

Câu 463. Nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là:

Trả lời: đột biến gen.                                            

Câu 464. Theo quan niệm hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là:

Trả lời: biến dị di truyền.

Câu 465. Theo Lamac, nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi là:

Trả lời: Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải.

Câu 466. Hai mặt của chọn lọc nhân tạo là:

Trả lời: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho mục tiêu sản xuất.

Câu 467. Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là:

Trả lời: chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Câu 468. Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là:

Trả lời: sự tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 469. Thuyết tiến hoá tổng hợp ra đời vào:

Trả lời: giữa thế kỉ XX

Câu 470. Di truyền học trở thành cơ sở vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại, vì sao?

Trả lời:

  • di truyền học đã làm sáng tỏ cơ chế di truyền các biến dị.
  • di truyền học đã phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền được.
  • di truyền học đã làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị.

Câu 471. Tiến hoá nhỏ là:

Trả lời: quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả là hình thành loài mới.

Câu 472. Quá trình tiến hoá nhỏ bao gồm:

Trả lời:

  • sự phát sinh đột biến và sự phát tán đột biến qua giao phối .
  • sự phát tán đột biến qua giao phối và sự chọn lọc các đột biến có lợi .
  • sự chọn lọc các đột biến có lợi và sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc.

Câu 473. Tiến hoá lớn là gì?

Trả lời:

  • Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
  • Diễn ra trên quy mô rộng lớn.
  • Qua thời gian địa chất dài.

Câu 474. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành:

Trả lời: các nhóm phân loại như loài, chi, họ, bộ, lớp ngành

Câu 475. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể là vì:

Trả lời: chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời.

Câu 476. Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi khi:  

Trả lời: môi trường và tổ hợp gen.

Câu 477. Vai trò của di nhập gen?  

Trả lời: Làm thay đổi vốn gen của quần thể.      

Câu 478. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành:  

Trả lời: loài mới    

Câu 479. Vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa nhỏ?

Trả lời: Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Câu 480. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hoá?

Trả lời: Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 481. Vai trò của quá trình giao phối?  

Trả lời: Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

Câu 482. Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là:

Trả lời: quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 483. Nhận định nào đúng khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên?

Trả lời:

  • CLTN là nhân tố xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ biến dị.
  • CLTN là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của mỗi gen trong quần thể theo một hướng xác định.
  • CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất.

Câu 484. Vai trò cơ bản của đột biến trong tiến hoá?

Trả lời: Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá.       

Câu 485. Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá vì:

Trả lời: phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật.

Câu 486. Mỗi quần thể ngẫu phối là kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú vì:

Trả lời: số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn.

Câu 487. Theo quan điểm hiện đại thì nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là:

Trả lời: biến dị đột biến và biến dị tổ hợp.

Câu 488. Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là:

Trả lời: sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 489. Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là:

Trả lời: sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.

Câu 490. Biến động di truyền là hiện tượng:

Trả lời: tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó ở quần thể gốc.

{-- Từ câu 491 - 506 của Câu hỏi tự luận ôn thi chương Tiến hóa Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Câu hỏi tự luận ôn thi chủ đề Di truyền quần thể  Sinh học lớp 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?