ĐỀ CƯƠNG LUYỆN TẬP CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.
I. KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM.
| Vị trí trong BTH | Cấu hình e ở lớp ngoài cùng | Tính chất hóa học đặc trưng | Điều chế |
Kim loại kiềm (Li, Na, K, Rb, Cs) | Nhóm IA | ns1 | Có tính khử mạnh nhất trong các kim loại \(M \to {M^ + } + 1\bar e\) Cụ thể: \(M + HCl \to MCl + \frac{1}{2}{H_2}\) \(M + {H_2}O \to {M^ + } + O{H^ - } + \frac{1}{2}{H_2}\) | Điện phân muối halogenua nóng chảy \(2NaCl(dpnc) \to 2Na + C{l_2}\)
|
Kim loại kiềm thổ (Be, Mg, Ca, Sr, Ba) | Nhóm IIA | ns2 | Có tính khử rất mạnh, chỉ sau kim loại kiềm (so sánh cùng chu kỳ) \(M \to {M^{2 + }} + 2\bar e\) | Điện phân muối halogenua nóng chảy \(CaC{l_2} \to Ca + C{l_2}\) |
Nhôm (Al) | Ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA | 3s23p1 | Tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ \(Al \to A{l^{3 + }} + 3\bar e\) - Thực tế, nhôm không phản ứng với O2 và H2O do có màng oxit bảo vệ. - Al bị phá hủy bởi dung dịch kiềm do có phản ứng \(Al + {H_2}O + O{H^ - } \to Al{O_2}^ - + \frac{3}{2}{H_2}\) | Điện phân nhôm oxit nóng chảy có mặt chất trợ chảy là criolit. \(2A{l_2}{O_3}(crolit,dpnc) \to 4Al + 3{O_2}\)
|
II. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG.
1. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
NaOH: là baz mạnh, tan nhiều trong nước và phân ly hoàn toàn thành ion
\(NaOH \to N{a^ + } + O{H^ - }\) , dung dịch NaOH có pH >7
NaHCO3: có tính chất lưỡng tính, dễ phân hủy khi đun nóng.
Na2CO3: tan nhiều trong nước, có đầy đủ tính chất chung của muối, bền, khó phân hủy bởi nhiệt.
2. Một số hợp chất của kim loại kiềm thổ.
Ca(OH)2 (vôi tôi): Là baz mạnh, yếu hơn NaOH, rẽ tiền, sử dụng nhiều trong thực tế.
Dung dịch Ca(OH)2 được gọi là nước vôi trong, phản ứng giữa CO2 với nước vôi trong
\(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\) (dung dịch bị đục)
Sau đó dung dịch trong lại khi CO2 dư và phản ứng đến cùng
\(CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}\)
CaCO3 (đá vôi): rất ít tan trong nước, bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao, tan trong dung dịch axit mạnh, tan trong nước có chứa CO2.
\(\begin{array}{l}
CaC{O_3} \to CaO + C{O_2}\\
CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\\
CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}
\end{array}\)
CaSO4 (thạch cao): Tùy thuộc vào lượng nước kết tinh có trong thành phần thạch cao mà ta có 3 loại
- Thạch cao sống: \(CaS{O_4}.2{H_2}O\)
- Thạch cao nung: \(CaS{O_4}.{H_2}O\)
- Thạch cao khan: \(CaS{O_4}\)
3. Nước cứng.
- Khái niệm: Nguồn nước có chứa nhiều ion \(M{g^{2 + }}\) và Ca2+ được gọi là nước cứng. Nguồn nước không chứa hoặc chứa ít hai ion trên được gọi là nước mềm.
- Phân loại:
+ Nước cứng tạm thời có chứa muối \(Ca{(HC{O_3})_2};Mg{(HC{O_3})_2}\)
+ Nước cứng vĩnh cửu: chứa muối clorua và sunfat của canxi, magie.
+ Nước cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cữu.
- Phương pháp làm mềm nước cứng:
+ Phương pháp kết tủa.
+ Phương pháp trao đổi ion.
4. Hợp chất của nhôm.
Nhôm oxit ( ) là chất rắn màu trắng bạc giống nhôm, rất bền, không tan trong nước, không thấm nước, có tính chất lưỡng tính.
\(\begin{array}{l}
A{l_2}{O_3} + 6{H^ + } \to 2A{l^{3 + }} + 3{H_2}O\\
A{l_2}{O_3} + 2O{H^ - } \to Al{O_2}^ - + {H_2}O
\end{array}\)
Nhôm hidroxit ( ) là hidroxit có tính chất lưỡng tính, nó tan dung dịch axit và dung dịch kiềm mạnh.
\(\begin{array}{l}
Al{(OH)_3} + 3{H^ + } \to A{l^{3 + }} + 3{H_2}O\\
Al{(OH)_3} + O{H^ - } \to Al{O_2}^ - + 2{H_2}O
\end{array}\)
Al(OH)3 bị phân hủy khi đun nóng.
\(2Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O\)
Nhôm sunfat:
- Phèn chua: là phèn nhôm – kali có công thức \({K_2}S{O_4}.A{l_2}{(S{O_4})_4}.24{H_2}O\) ; viết gọn: \(KAl{(S{O_4})_2}.12{H_2}O\)
- Một số loại phèn nhôm khác, nhưng không phải là phèn chua có công thức viết gọn là \(MAl{(S{O_4})_2}.12{H_2}O,({M^ + }{\rm{ l\`a N}}{{\rm{a}}^ + };{\rm{ L}}{{\rm{i}}^ + };{\rm{ N}}{{\rm{H}}_4}^ + )\)
B. CÂU HỎI ÔN TẬP.
I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT.
Câu 1: Kim loại không phản ứng với axit HNO3 đặc, nguội nhưng tác dụng với dung dịch NaOH là
A. Al. | B. Zn. | C. Cu. | D. Fe. |
Câu 2: Chất nào sau đây không khử được FeO ở nhiệt độ cao?
A. Cu. | B. Al. | C. CO. | D. H2. |
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1. | B. ns2. | C. ns2np1. | D. ns2np5. |
Câu 4: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaSO4. | B. CaO. | C. CaCO3. | D. Ca(OH)2. |
Câu 5: Muối nào sau đây không bị phân hủy khi đun nóng ở nhiệt độ cao?
A. NaHCO3. | B. KNO3. | C. CaCO3. | D. Na2CO3. |
Câu 6: Thành phần hóa học chính của thạch cao sống là
A. CaSO4.H2O. | B. CaSO4.2H2O. | C. 2CaSO4.H2O. | D. CaSO4. |
Câu 7: Hòa tan phèn chua vào nước thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Y vào X thì thu được kết tủa. Y là dung dịch
A. HCl. | B. NaOH. | C. NH3. | D. MgCl2. |
Câu 8: Quặng nào sau đây là quặng chứa nhôm oxit?
A. Hematit. | B. Xiđerit. | C. Pirit. | D. Boxit. |
Câu 9: Hỗn hợp tecmit gồm bột kim loại X và bột sắt oxit được sử dụng để hàn đường ray. Kim loại X là
A. Zn. | B. Al. | C. Cu. | D. Ag. |
Câu 10: Canxioxit không phản ứng với
A. H2O | B. HNO3 | C. CO2 | D. \(A{l_2}{O_3}.\) |
Câu 11: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. HCl. | B. KHSO4. | C. NaOH. | D. KNO3. |
Câu 12: Kim loại nào sau đây có màu trắng bạc, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng, thường được sử dụng làm giấy gói kẹo?
A. Đồng. | B. Chì. | C. Sắt. | D. Nhôm. |
Câu 13: Ở trạng thái rắn, canxi hiđroxit còn được gọi là
A. thạch cao. | B. vôi bột. | C. đá vôi. | D. vôi tôi. |
Câu 14: Một loại nước cứng có chứa các ion: \(M{g^{2 + }},C{a^{2 + }},C{l^ - }.\) Dung dịch nào sau đây có thể làm mềm loại nước cứng trên?
A. Na3PO4. | B. Ca(OH)2. | C. NaOH. | D. H2SO4. |
Câu 15: Công thức hóa học của nhôm sunfat là
A. \(Al{(OH)_3}.\) | B. \(AlC{l_3}.\) | C. \(Al{(N{O_3})_3}.\) | D. \(A{l_2}{(S{O_4})_3}.\) |
Câu 16: Để phân biệt hai dung dịch BaCl2 và KCl, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NH3. | B. NaOH. | C. Na2SO4. | D. AgNO3. |
Câu 17: Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ, ở anot thu được
A. khí Cl2. | B. kim loại Na. | C. khí H2. | D. khí O2. |
Câu 18: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl. | B. Ca(HCO3)2. | C. KCl. | D. KNO3. |
Câu 19: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Na. | B. Fe. | C. Mg. | D. Al. |
Câu 20: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. | B. MgCl2. | C. FeCl3. | D. AgNO3. |
II. MỨC ĐỘ HIỂU.
Câu 21: Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) ở catot thu được
A. kim loại Cu. | B. Khí O2. | C. Khí H2. | D. Khí CO2. |
Câu 22: Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dd Al2(SO4)3?
A. thấy xuất hiện kết tủa, tăng dần đến cực đại, đồng thời xuất hiện bọt khí. |
B. xuất hiện kết tủa, đồng thời dung dịch tách lớp. |
C. thấy xuất hiện kết tủa, tăng dần đến cực đại, sau đó giảm dần nhưng kết tủa không tan hết |
D. thấy xuất hiện kết tủa, tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần đến hết, dd trong suốt |
Câu 23: Dãy gồm các chất nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch FeCl3?
A. Mg, CuO, KOH. | B. K, AgNO3, NaOH. | C. Ca, KOH, HNO3. | D. Na, MgO, AgNO3. |
Câu 24: Hỗn hợp X gồm Al, Cu và Fe3O4 (các chất có tỉ lệ mol bằng nhau). Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH. | B. HCl. | C. AgNO3 | D. NH3. |
Câu 25: Có 4 ống nghiệm đựng riêng biệt 4 dung dịch sau: CuCl2, Na2SO4, FeCl3, AlCl3. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào 4 ống nghiệm trên, số ống nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. | B. 2. | C. 1. | D. 3. |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề cương luyện tập chương kim loại kiềm - kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hoàng Quốc Việt, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: