TRƯỜNG THPT BÌNH LIÊU TỔ HÓA HỌC | CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN LÝ THUYẾT HÓA VÔ CƠ NĂM HỌC 2019 - 2020 Thời gian ôn tập từ 13/4/2020 đến 25/4/2020 |
A. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT.
Câu 1. Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 2. Dung dịch X chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl–. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch X?
A. Na2SO4. B. AgNO3. C. K2CO3. D. NaOH.
Câu 3. Ở nhiệt độ thường, oxit nào sau đây không tan trong nước?
A. K2O. B. Al2O3. C. BaO. D. CaO.
Câu 4. Hóa chất nào sau đây có thể làm mềm cả nước cứng tạm thời lẫn vĩnh cửu?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 5. kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có tính kiềm?
A. Zn. B. Ca. C. Be. D. Al.
Câu 6. Khí X được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là
A. N2. B. CO2. C. H2S. D. O2.
Câu 7. Để điều chế Al người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 có trộn thêm
A. Quặng pirit sắt. B. Than đá. C. Quặng boxit. D. Quặng criolit.
Câu 8. Phèn chua có công thức viết gọn là
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. KFe(SO4)2.12H2O.
C. (NH4).Al(SO4)2.12H2O. D. CuSO4.5H2O.
Câu 9. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
A. HCl. B. CuSO4 C. HNO3đặc, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 10. Thành phần chính của muối ăn?
A. CaCl2. B. BaCl2. C. Ba(NO3)2. D. NaCl.
Câu 11. Nhôm không tan trong dung dịch
A. NaOH. B. H2SO4 loãng. C. NH3. D. AgNO3.
Câu 12. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng được với kim loại nào dưới đây?
A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn
Câu 13. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Cu. C. Na. D. Al.
Câu 14. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Fe2+. C. Na+. D. Cu2+.
Câu 15. Oxit nào dưới đây có tính chất lưỡng tính?
A. Al2O3. B. MgO. C. CaO. D. Na2O.
Câu 16. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. thạch cao. B. đá vôi. C. lưu huỳnh. D. than hoạt tính.
Câu 17. Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe. D. Fe3O4.
Câu 18. Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Zn.
Câu 19. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
A. FeCl3 B. MgCl2. C. CuCl2. D. FeCl2.
Câu 20. Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xử lí lớp cặn CaCO3 dưới đáy ấm đun nước?
A. Nước vôi trong. B. Muối ăn. C. Giấm ăn. D. Cồn.
Câu 21. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X làm trong nước, chất X gọi là
A. Muối ăn. B. Phèn chua. C. Vôi tôi. D. Thạch cao.
Câu 22. Trong hợp chất, các nguyên tố thuộc nhóm IIA chỉ có số oxi hóa
A. +3. B. +4. C. +1. D. +2.
Câu 23. Chất nào sau đây được gọi là xút ăn da?
A. CaO. B. NaOH. C. CaCO3. D. Ca(OH)2.
Câu 24. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Al. B. Na. C. Fe. D. Ba.
Câu 25. Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. ngâm kim loại trong cồn nguyên chất. B. ngâm kim loại trong dầu hỏa.
C. ngâm kim loại trong dung dịch muối. D. giữ kim loại trong lọ có đậy nắp kín.
Câu 26. Đun nước lâu ngày trong ấm thường xuất hiện 1 lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
A. CaO. B. CaCO3. C. Ca(OH)2. D. Na2CO3.
Câu 27. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Al. B. Na. C. W. D. Fe.
Câu 28. Để điều chế kim loại Na trong công nghiệp, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.
B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
D. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.
Câu 29. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. KCl.
Câu 30. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. H2SO4 loãng. D. AgNO3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 100. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 5,40. B. 4,05. C. 1,35. D. 2,70.
Câu 101. Khi điện phân một muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là
A. CaCl2. B. NaCl. C. KCl. D. MgCl2.
Câu 102. Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là :
A. 1,12 gam B. 6,48 gam C. 7,84 gam D. 4,32 gam
Câu 103. Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.
(b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(c) Cho dng dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 104. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng vĩnh cửu.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch MgCl2.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 105. Hoà tan hỗn hợp gồm : K2O, Al, Al2O3, Fe3O4vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Al(OH)3. B. FeCO3. C. K2CO3. D. Fe(OH)3.
Câu 106. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 6,4. B. 3,4. C. 4,4. D. 5,6.
Câu 107. Hòa tan hoàn toàn 4,6 gam kim loại kiềm M vào lượng nước (dư) sinh ra 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Cs. B. Na. C. Li. D. K.
Câu 108. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho CaO vào nước.
(d) Cho dung dịch Na2CO3vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 109. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 110. Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối ban đầu có giá trị lần lượt là
A. 4,0 và 4,2. B. 1,48 và 6,72. C. 6,1 và 2,1. D. 2,0 và 6,2.
Câu 111. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z.
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O.
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?
A. Al(NO3)3, Al(OH)3. B. AlCl3, Al2(SO4)3.
C. AlCl3, Al(NO3)3. D. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
Câu 112. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 3, Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 113. Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít (đktc) CO2 đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2
A. giảm 4,00 gam. B. tăng 7,04gam. C. giảm 3,04gam. D. tăng 3,04gam.
Câu 114. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Ba phản ứng được với nước mãnh liệt.
(b) Giấm ăn có thể loại bỏ lớp cặn (do ảnh hưởng của nước cứng) trong ấm nước.
(c) Cho dung dịch FeCl2 vào lượng dư dung dịch AgNO3, thu được hỗn hợp kết tủa.
(d) Hỗn hợp gồm Na và Al (tỉ lệ mol ) có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
(e) Cho Al vào dung dịch Ba(OH)2, có khí thoát ra.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 115. Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Thu được m gam kim loại Fe. Giá trị m là
A. 6,72. B. 16,00. C. 8,00. D. 5,60.
Câu 116. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(b) Đốt Fe trong khí Cl2.
(c) Dẫn khí CO dư qua Fe2O3 nung nóng.
(d) Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
(e) Cho dung dịch NaCl tác dụng dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm kim loại bị oxi hóa là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 117. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh
thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa vào, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 118. Hấp thụ hết 3,36 lít CO2 (đktc) vào 10 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được 8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l dung dịch Ca(OH)2 là
A. 0,008M. B. 0,015M. C. 0,012M. D. 0,0115M.
Câu 119. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich NaAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 120. Hấp thụ hết a mol khí CO2 bởi dung dịch Ba(OH)2 thu được 1,97gam kết tủa và dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cho X tác dụng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2,97gam kết tủa nữa. Giá trị a là
A. 0,06. B. 0,02. C. 0,04. D. 0,03.
Câu 121. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 19,2 gam Cu. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 14,0. C. 8,4. D. 16,8.
Câu 122. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch chứa NaHCO31M và Na2CO30,5M . Số gam kết tủa tạo thành có giá trị là
A. 154,75. B. 146,25. C. 145,75. D. 147,75.
Câu 123. Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối natri trong dung dịch thu được là
A. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3 B. 10,6 gam Na2CO3
C. 16,8 gam NaHCO3 D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3
Câu 124. Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng đủ với dung dịch chứa x mol HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Giá trị x là
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,10. D. 0,15.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi lý thuyết ôn tập Hóa vô cơ môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Bình Liêu. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.