CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH AXIT ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT QUẢNG HÀ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT.
1. Kim loại phản ứng với dung dịch axit có tính oxi hóa do ion thể hiện (dung dịch HCl, H2SO4 loãng, RCOOH).
Phản ứng chung: M + nH+ → Mn+ + n/2H2 .
Như vậy: Số mol phản ứng =2 số mol khí H2 sinh ra.
Số mol kim loại phản ứng = số mol ion kim loại trong muối.
2. Kim loại M phản ứng với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng, tính khối lượng muối sinh ra?
\({{\rm{m}}_{{\rm{mu\^o i clorua}}}} = {m_M} + {\rm{71}}{n_{{H_2}}}\)
\({m_{mu\^o i{\rm{ sunfat}}}} = {m_M} + 96{n_{{H_2}}}\)
3. Kim loại phản ứng với dung dịch có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng.
- Al, Fe, Cr thụ động đối với 2 axit trên ở trạng thái đặc nguội.
\(\begin{array}{l}
M + 2nHN{O_3}dac,{\rm{n\'o ng}} \to M{(N{O_3})_n} + nN{O_2} + n{H_2}O.\\
M + HN{O_3}{\rm{lo\~a ng}} \to M{(N{O_3})_3} + \left( \begin{array}{l}
NO\\
{N_2}O\\
{N_2}\\
N{H_4}N{O_3}
\end{array} \right) + {H_2}O.
\end{array}\)
\(M + {H_2}S{O_4}{\rm{dac, n\'o ng}} \to {M_2}{(S{O_4})_n} + \left( \begin{array}{l}
S{O_2}\\
S\\
{H_2}S
\end{array} \right) + {H_2}O.\)
Những bài toán đơn giản liên quan đến 2 axit này, trong một số tình huống, học sinh không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần dùng định luật bảo toàn electron để giải.
4. Oxit kim loại phản ứng với dung dịch axit.
Tham khảo một số phản ứng sau:
\(\begin{array}{l}
MO + 2HCl \to MC{l_2} + {H_2}O.\\
{M_2}{O_3} + 6HCl \to 2MC{l_3} + 3{H_2}O.\\
F{e_3}{O_4} + 8HCl \to FeC{l_2} + 2FeC{l_3} + 4{H_2}O.
\end{array}\)
Từ các phản ứng trên ta thấy rằng: Số mol axit HCl phản ứng = 2 số mol H2O.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP.
Câu 1: Cho 5,12 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 12,80 gam muối sunfat. Kim loại đó là
A. Cu. | B. Zn. | C. Fe. | D. Al. |
Câu 2: Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là
A. Fe. | B. Mg. | C. Al. | D. Zn. |
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl sinh ra 8,96 lít khí H2 ( ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được 39,4 gam muối clorua khan. Giá trị m là
A. 11,0. | B. 7,8. | C. 12,4. | D. 16,5. |
Câu 4: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 35,7. | B. 46,4. | C. 15,8. | D. 77,7. |
Câu 5: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X chứa MgO, Fe2O3, Fe3O4 trong một lượng vừa đủ a mol HCl thu được 1,98 gam H2O. Giá trị a là
A. 0,11. | B. 0,44. | C. 0,33. | D. 0,22. |
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít khí H2 ( ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 8,98. | B. 9,52 | C. 10,27 | D. 7,25. |
Câu 7: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 32,58. | B. 33,39. | C. 31,97. | D. 34,1. |
Câu 8: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,8. | B. 5,6. | C. 11,2. | D. 1,4. |
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít H2 (ở đktc). Khối lượng muối nhôm thu được sau phản ứng là
A. 36,2. | B. 9,50. | C. 12,0. | D. 26,7. |
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,52. | B. 4,48. | C. 1,26. | D. 3,36. |
Câu 11: Hoà tan 6,0 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3 đặc nguội (lấy dư), phản ứng xong thấy sinh ra 5,6 lít khí màu đỏ nâu duy nhất (đktc). Nếu ngâm hỗn hợp đó trong dung dịch HCl dư thì thể tích (lít) khí hidro ở đktc thoát ra là
A. 2,24. | B. 1,12. | C. 3,36 | D. 1,40. |
Câu 12: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì được m gam muối khan, giá trị m là
A. 14,96. | B. 20,7. | C. 27,2. | D. 13,6. |
Câu 13: Hoà tan 20 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong H2SO4 đặc, nguội ( lấy dư), thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 48,75%. | B. 53,25%. | C. 51.25%. | D. 46,75%. |
Câu 14: Hòa tan hết m gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 1,5M, giá trị m là
A. 4,0. | B. 6,0. | C. 16,0. | D. 8,0. |
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 13,92 gam Fe3O4 cần dùng vừa đủ a mol HCl. Giá trị a là
A. 0,18. | B. 0,48. | C. 0,24. | D. 0,12. |
Câu 16: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X chứa MgO và Ca cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị m là
A. 4,0. | B. 2,0. | C. 6,0. | D. 8,0. |
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị là
A. 34,2. | B. 46,2. | C. 36,2. | D. 40,50. |
Câu 18: Hòa tan 5 gam hỗn hợp bột gồm Cu và Al vào lượng dư axit sunfuric thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là
A. 27%. | B. 51%. | C. 64%. | D. 54%. |
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn một lượng Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,336 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Số gam muối nitrat thu được là
A. 3,63. | B. 8,10. | C. 2,70. | D. 10,89. |
Câu 20: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. | B. Be và Mg. | C. Mg và Ca. | D. Sr và Ba. |
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | B | A | B | D | A | C | C | D | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | D | C | D | B | B | C | D | A | A |
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Chuyên đề kim loại tác dụng với axit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quảng Hà, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Bài tập trắc nghiệm chuyên đề hợp chất khử tác dụng với dung dịch HNO3