DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM KHỬ CỦA MỘT CHẤT
Các sản phẩm khử của HNO3, H2SO4 đặc | Số electron trao đổi ( n) |
\(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop N\limits^{ + 4} {O_2}\) |
|
\(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop N\limits^{ + 2} O\) |
|
\(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to {\mathop N\limits^{ + 1} _2}O\) |
|
\(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to {\mathop N\limits^0 _2}\) |
|
\(H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to \mathop N\limits^{ - 3} {H_4}N{O_3} \Leftrightarrow H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3} \to {H_4}{\mathop {\overline N }\limits^{ + 1} _2}{O_3}\) |
|
\({H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop S\limits^{ + 4} {O_2}\) |
|
\({H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to {H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \) |
|
\({H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop S\limits^0 \) |
|
Câu 1:Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư, thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Công thức phân tử của khí X là
A. NO2. B. N2. C. N2O. D. NO.
Câu 2:Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.
Câu 3:Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Kim loại M là
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 4:Chia 38,6 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M có hóa trị duy nhất thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tan vừa đủ trong 2 lít dung dịch thấy thoát ra 14,56 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thấy thoát ra 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Pb. D. Al.
Câu 5:Cho 5,52 gam Mg tan hết vào dung dịch HNO3 thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với H2 là 16. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng chất rắn là
A. 34,04 gam. B. 34,64 gam. C. 34,84 gam. D. 44, 6 gam.
Câu 6:Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Công thức phân tử của khí X là
A. NO2. B. N2O. C. NO. D. N2.
Câu 7:Cho hỗn hợp A gồm 0,200 mol Al, 0,350 mol Fe phản ứng hết với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch B, hỗn hợp G gồm 0,050 mol N2O và 0,040 mol N2 và còn 2,800 gam kim loại. Giá trị của V là
A. 1,200. B. 1,480. C. 1,605. D. 1,855.
Câu 8:Hòa tan hoàn toàn 5,525 gam một kim loại trong dung dịch HNO3 loãng được duy nhất dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 17,765 gam chất rắn khan. Tính số mol axit HNO3 tham gia phản ứng.
A. 0,17. B. 0,425. C. 0,85. D. 0,2125.
Câu 9:Hòa tan 30 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Mg trong dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO, 0,1 mol N2O và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 127 gam chất rắn. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
....
Trên đây là toàn bộ nội dung Dạng bài tập xác định sản phẩm khử của một chất môn Hóa học 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !