CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TRANZITO LƯỠNG CỰC N – P –N.
1. LÝ THUYẾT
a) Hiệu ứng tranzito
- Xét tinh thể bán dẫn n1 – p – n2, các điện cực B, C, E.
Mật độ electron ở n2 >> mật độ lỗ trống ở p.
UBE điện áp thuận, UCE lớn (10V)
+ Khi miền p rất dày, n1 và n2 cách xa nhau:
• Lớp n1 – p phân cực ngược, RCB lớn.
• Lớp p – n2 phân cực thuận, electron phun từ n2 sang p, không tới được lớp p – n1; không ảnh hưởng tới RCB.
- Khi miền p rất mỏng, n1 và n2 rất gần nhau:
Electron từ n2 phun vào p và lan sang n1 làm cho RCB giảm đáng kể.
⇒ Hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito
b) Tranziro lưỡng cực n – n
- Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực n – p – n.
- Tranzito có ba cực:
+ Cực góp hay colectơ, kí hiệu là C.
+ Cực đáy hay cực gốc hoặc bazơ, kí hiệu là B.
+ Cực phát hay emitơ, kí hiệu là E.
a - Mô hình
b - Cấu trúc thực
c – Kí hiệu của tranzito n – p - n
- Ứng dụng: lắp mạch khuếch đại và khóa điện tử
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tranzito lưỡng cực n – p – n cấu tạo như thế nào?
A. Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực n – p – n.
B. Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực p – n – p.
C. Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền n rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực n – p – n.
D. Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất dày kẹp giữa hai miền n1 và n2 gọi là tranzito lưỡng cực n – p – n.
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai về đặc điểm của tran-zi-to.
A. Tranzito có ba cực; Cực góp hay colectơ, kí hiệu là C
B. Tranzito có ba cực; Cực góp hay colectơ, kí hiệu là C
C. Tranzito có ba cực; Cực đáy hay cực gốc hoặc bazơ, kí hiệu là D
D. Tranzito có ba cực; Cực phát hay emitơ, kí hiệu là E
Câu 3: Hiệu ứng tran-zi-ton là gì?
A. Hiệu ứng dòng điện chạy từ E sang B làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito
B. Hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito
C. Hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E và dừng lại làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito
D. Hiệu ứng dòng điện chạy xoay chiều liên tục từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito
Câu 4: Chọn câu phát biểu sai về đặc điểm của tran-zi-to:
A. Dùng để lắp mạch khuếch đại và khóa điện tử
B. Dùng để lắp mạch chọn sóng và khóa điện tử
C. Cực đáy hay cực gốc hoặc bazơ, kí hiệu là B.
D. Tranzito có ba cực
Câu 5: Lớp p – n2 trong hiệu ứng tran-zi-to thuộc loại nào?
A. Phân cực xoay chiều
B. Phân cực một chiều
C. Phân cực ngược
D. Phân cực thuận
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề về Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của Tranzito lưỡng cực n-p-n môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !