Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Công suất của dòng điện không đổi môn Vật Lý 11 năm 2020

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

I. LÝ THUYẾT

- Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

- Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó:

P = A/t = U.I

- Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó:

Q = RI2t.

- Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian:

P = Q/t = I2.R 

- Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch:

Ang = EIt

- Công suất của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch:

Png = E.I

- Để đo công suất điện người ta dùng oát-kế. Để đo công của dòng điện, tức là điện năng tiêu thụ, người ta dùng máy đếm điện năng hay công tơ điện.

- Điện năng tiêu thụ thường được tính ra kilôoat giờ (kWh).

1kW.h = 3 600 000J

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Đơn vị của điện năng tiêu thụ trong gia đình là

A. kWh                   

B. W/s

C. kW/h                  

D. J.s

Câu 2: Dụng cụ đo công suất điện là

A. Vôn kế               

B. Ampe kế

C. Oát kế               

D. Đồng hồ điện

Câu 3: Công thức tính công suất của nguồn điện là

A. P = U.I

B. Ang = EIt

C. Png = E.I

D. Q = RI2t.

Câu 4: Công thức tính công của nguồn điện là

A. P = U.I

B. Ang = EIt

C. Png = E.I

D. Q = RI2t.

Câu 5: Công thức tính công suất tiêu thụ điện năng là

A. P = U.I

B. Ang = EIt

C. Png = E.I

D. Q = RI2t.

Câu 6: Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điên chạy qua là

A. P = U.I

B. Ang = EIt

C. Png = E.I

D. Q = RI2t.

Câu 7: Để giảm năng lượng nhiệt tỏa ra trên dây dẫn ta có thể

A. Giảm cường độ dòng điện

A. Giảm hiệu điện thế

B. Tăng thời gian sử dụng

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Công suất điện của một đoạn mạch là

A. lượng tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó

B. tốc độ vận hành của các thiết bị điện khi sử dụng cùng lúc

C. công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó

D. công suất hao phí điện năng của đoạn mạch đó trong quá trình sử dụng các thiết bị điện

Câu 9: Biện pháp tiết kiệm điện năng là

A. Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện

B. Tắt điện khi ra khỏi phòng

C. Chỉ sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Chọn phát biểu đúng

A. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ nghịch với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

B. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

C. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

D. Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ nghịch với điện trở của vật dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng

A. Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó chỉ xác định được khi đoạn mạch ổn định.

B. Công suất điện của một đoạn mạch có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng hiệu của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

C. Công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và hoặc bằng thương của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

D. Công suất điện của một đoạn mạch có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Công suất của dòng điện không đổi môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?