DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ - CHÂN KHÔNG VÀ CHẤT BÁN DẪN
I. LÝ THUYẾT
1. Dòng điện trong chất khí:
- Trong điều kiện thường thì chất khí không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi trong lòng nó có sự ion hóa các phân tử.
- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
- Khi dùng nguồn điện gây hiệu điện thế lớn thì xuất hiện hiện tượng nhân hạt tải điện trong lòng chất khí.
- Quá trình phóng điện vẫn tiếp tục được quy trì khi không còn tác nhân ion hóa chất khí từ bên ngoài gọi là quá trình phóng điện tự lực.
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
2. Dòng điện trong chân không:
- Là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron bứt ra từ điện cực.
- Điốt chân không chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều, nó gọi là đặc tính chỉnh lưu.
- Dòng electron được tăng tốc và đổi hướng bằng điện trường và từ trường và nó được ứng dụng ở đèn hình tia catot (CRT).
3. Dòng điện trong chất bán dẫn:
- Một số chất ở phân nhóm chính nhóm 4 như Si, Ge trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện, gọi là bán dẫn.
- Bán dẫn dẫn điện bằng hai loại hạt tải là electron và lỗ trống.
- Ở bán dẫn tinh khiết, mật độ electron bằng mật độ lỗ trống. Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống.
- Lớp tiếp xúc n – p có đặc điểm cho dòng điện đi theo một chiều từ p sang n. Đây gọi là đặc tính chỉnh lưu. Đặc tính này được dùng để chế tạo diot bán dẫn. Bán dẫn còn được dùng chế tạo transistor có đặc tính khuyếch đại dòng điện.
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Tính chất đặc trưng của lớp tiếp xúc n – p là gì?
A. Đặc tính chỉnh lưu
B. Cho dòng điện đi theo một chiều từ n sang p
C. Cho dòng điện đi theo hai chiều bắt đầu từ p sang n và ngược lại
D. Cho dòng điện đi theo hai chiều bắt đầu từ n sang p và ngược lại
Câu 2: Ở bán dẫn loại p
A. mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
B. mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron
C. mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Ở bán dẫn loại n
A. mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
B. mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron
C. mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống
D. Tất cả đều sai
Câu 4: Ở bán dẫn tinh khiết
A. mật độ electron bằng mật độ lỗ trống
B. mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron
C. mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống
D. Tất cả đều sai
Câu 5: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là
A. electron
B. lỗ trống
C. electron và lỗ trống
D. Chất bán dẫn không dẫn điện
Câu 6: Đặc điểm chung của chất bán dẫn là
A. trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.
B. dù trong điều kiện nào cũng có thể dẫn điện.
C. dù trong điều kiện nào cũng không dẫn điện.
D. dẫn điện đi theo một chiều.
Câu 7: Đặc tính chỉnh lưu của Điốt chân không là
A. trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.
B. chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều
C. cho dòng điện xoay chiều đi qua
D. điều chỉnh năng lượng hao phí của dòng điện xuống mức thấp nhất
Câu 8: Dòng điện trong chân không
A. là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron đi ra từ anot.
B. là dòng chuyển động cùng chiều điện trường của các electron bứt ra từ điện cực.
C. là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron bứt ra từ điện cực.
D. là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron đi vào catot.
Câu 9: Dòng điện trong chất khí là
A. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương do chất khí bị ion hóa sinh ra.
B. dòng chuyển dời có hướng của các ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
C. dòng chuyển dời có hướng của các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
D. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.
Câu 10: Quá trình phóng điện vẫn tiếp tục được quy trì khi không còn tác nhân ion hóa chất khí từ bên ngoài gọi là
A. quá trình phóng điện tự lực.
B. quá trình phóng điện không tự lực.
C. quá trình phóng điện duy trì.
D. quá trình phóng điện cướng bức.
Câu 11: Khi dùng nguồn điện gây hiệu điện thế lớn thì
A. xuất hiện hiện tượng nhân hạt tải điện trên bề mặt chất khí.
B. xuất hiện hiện tượng nhân hạt tải điện trong lòng chất khí.
C. xuất hiện hiện tượng electron hạt tải điện trong lòng chất khí.
D. xuất hiện hiện tượng dẫn điện trong lòng chất khí.
Câu 12: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
A. quá trình phóng điện có điều kiện hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
B. quá trình phóng điện không tự lực hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
C. quá trình phóng điện tự lực hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
D. quá trình phóng điện có tỏa nhiệt hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catod để nó phát được eletron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.
Câu 13: Chất khí chỉ dẫn điện khi
A. trong lòng nó có sự ion hóa các phân tử.
B. ở điều kiện bình thường
C. gặp nhiệt độ rất cao
D. Tất cả đều đúng
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề về Dòng điện trong chất khí - chân không và chất bán dẫn môn Vật Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !